Sunday, October 25, 2020

Truyện ngắn của MARK TWAIN

Mark Twain: BẦY GIẺ XANH HUYÊN NÁO QUÁ









  1. MARK TWAIN (1835-1910)
    [IMG]

    Samuel Langhorne Clemens - ông còn có bút hiệu là Mark Twain, là nhà văn Mỹ vừa là cây viết trào phúng châm chích phê phán xã hội đương thời. 
    Tác phẩm nổi tiếng của ông gồm 
    -the Adventures of Tom Sawyer(1876) cùng phụ bản, 
    -Adventures of Huckleberry Finn(1885)
    hai cuốn này còn gọi là "the Great American Novel". 
    Hai cuốn sách nổi tiếng kể trên kể lại cuộc đời trai trẻ của ông bên dòng Mississippi vĩ đại giữa thế kỷ 19.
    vài tác phẩm khác :
    -A Tramp Abroad (1880)
    -The Stolen White Elephant (1882)
    -Life on the Mississippi (1883)
    -A Connecticut Yankee in King Arthur's Court (1889)
    -Merry Tales (1892)
    -Personal Recollections of Joan of Arc (1896)
    -How to Tell a Story and Other Essays (1897)
    -A Dog's Tale (1904)
    -Is Shakespeare Dead? (1909)
    Mark Twain lớn lên tại Hannibal , tiểu bang Missouri, bối cảnh cho hai cuốn sách của ông kể trên. Ông làm đủ nghề thợ lên khuôn làm báo sắp chữ , thợ in nhiều nơi cho đến sau này ông là hoa tiêu trưởng cho con thuyền trên sông Mississippi trước khi về miền tây làm cho tờ Orion với anh đầu 
    Thất bại về tìm vàng ông trở qua làm báo. Thời gian phóng viên , ông viết câu chuyện hài huớc khá nổi tiếng "The Celebrated Jumping Frog of Calareras County, " làm toàn nước Mỹ chú ý đến ông. 
    Ông thành công nhiều về viết lách cùng diễn thuyết trước công chúng. Ông nhận nhiều lời khen cùng chỉ trích 
    Dù Twain kiếm nhiều tiền từ viết lách và diễn thuyết ,nhưng ông lại thất bại trong đầu tư.
    Mark Twain dùng nhiều bút hiệu khác trước khi dùng "Mark Twain". Ông ký bút hiệu Josh với cho các bài viết về trào phúng hay hý họa cho đến năm 1863 . Có khi ông dùng bút hiệu "Thomas Jefferson Snodgrass" cho một loạt nhiều bức thư trào phúng

    Tưởng cũng nên biết rằng danh hiệu Mark Twain để ghi nhớ thời ông làm việc trên tàu chạy trên sông Mississippi.Mark Twain hay Mark Two là "mức hai" ý nói độ sâu 2 fathom: (fathom là sải,đơn vị đo chiều sâu của nước, 1 fathom bằng 6 feet )độ sâu 12 feet tức 3.6 mét độ sâu an toàn cho con tàu trên sông đi được.

     

    **
    Một người có Sáng kiếnchính đó  là tay quay khởi động cho đến lúc thành công  

     

    BẦY GIẺ XANH HUYÊN NÁO QUÁ
    What Stumped the Bluejays
    [IMG]

    lời dẫn
    Con giẻ xanh muốn tích trữ thức ăn vào cái lỗ nó khám phá trên nóc nhà hoang bằng cách tha hạt sồi bỏ vào lỗ đó. Bỏ mãi không đầy, nó cứ kiên gan làm mãi; nó lại kêu thêm rất nhiều đồng loại tới giải bày cho đến khi có một con đi quanh nhà tìm hiểu ra vấn đề. Tất cả mới hiểu ra cái ngốc nghếch của chúng vì cứ bỏ hạt sồi vào lỗ không đáy thì bỏ bao nhiêu cho vừa?
    Trong truyện ngắn này, Tác Giả muốn ám dụ sự 
    bế tắc không đáng có của con người khi giải quyết một vấn đề khó khăn, phức tạp trong chính trị hay xã hội.  Chúng ta nên tìm cách sao khám phá, tìm hiểu, suy xét, cho đến khi có được phương pháp tối ưu giải quyết vấn nạn hơn là khư khư cố chấp -kiên định trong say mê-một cách mù quáng. Cốt truyện này có thể nằm trong phạm trù văn chương Trào Phúng một thể loại mà Mark Twain hay sử dụng đương thời. 

     

    ***

       LÒAI VẬT biết nói với nhau, dĩ nhiên thôi. Điều đương nhiên này ông bạn chẳng cần hỏi; Nhưng cho tôi thí dụ có người hiểu được tiếng chúng đấy! Tôi  chẳng hiểu tiếng chim , nhưng có một gã biết. Tôi biết gã hiểu tiếng chim. Tuy vậy, gã nói riêng tôi chỉ mình gã biết được tiếng chim thôi. Tuổi gã cở trung niên, làm nghề thợ mộc, tâm hồn bình dị. Gã sống cô độc tại một xó xỉnh ở xứ California này với núi rừng qua bao nhiêu năm. Gã quá quen thuộc với lối xóm là thú dữ với chim muông cho đến một lúc gã biết hết tất cả tiếng nói của chúng phát ra. Gã tên là Jim Baker.  Dựa theo giảng giải của Jim Baker- vài loại thú trong chừng mực nào đó, cũng có học. Chúng chỉ biết vài tiếng nói đơn giản. Hiếm hoi lắm mới biết được cách nói ẩn dụ hay văn vẻ. Trong lúc này vài giống khác thì kho tàng ngôn ngữ của chúng thật phong phú như biết cách ra lệnh chững chạc hay chuyên chở ý tưởng một cách mạch lạc. Thế là cái hậu của chúng huởng thì quá ư khấm khá; chúng khoái về chuyện này lắm; chúng ý thức được cái tài của chúng và tận huởng cái thú "khoe khoang" này. 
     
    Jim Baker còn nói thêm, sau một thòi gian theo dõi tận tường kỹ lưỡng, Gã đi đến kết luận chỉ có giống giẻ xanh là giống nói hay nhất trong tất cả chim muông, dã thú, mà hắn kinh qua. 
    Gã nói:
    -Có nhiều điều để bàn về chim giẻ xanh hơn tất cả giống nào. Giống đó có nhiều tâm trạng và cảm giác khác hơn mấy loài khác.; Bạn biết rằng, giẻ xanh qua ngôn ngữ,  nói lên bất cứ gì nó cảm nhận. Nhưng không phải thứ ngôn ngữ thông thuờng đâu nhé. Khi nó nổi cáu thì nó xổ từng tràng bóng bẩy -ẩn dụ không thôi. Đó là lý do bạn không bao giờ thấy giẻ xanh lúng túng trong một từ ngữ nào. Loài người chưa bao giờ được như nó. Họ chỉ biết thịt nó thôi! Có một chuyện nữa: Ta vừa thấy một chuyện quá hay, không có thứ chim nào, ngay cả bò, hay con vật nào khác biết Văn Phạm hay như giẻ xanh cả. Có thể ông bạn cho rằng giống mèo cũng biết văn phạm đấy, thì mèo cũng biết đấy chứ--bạn thử thấy mấy con mèo động đực sau nhà hàng đêm và nghe văn phạm của chúng như thế nào? Chúng làm bạn 'cứng hàm' không nói gì hơn. Người không biết thì bảo đó là tiếng ồn do bầy mèo đang giành giật nhau làm họ bực mình , nhưng chẳng phải vậy đâu! đó là thứ văn phạm 'chết tiệt' mà chúng đang dùng. Lúc này ta chưa bao giờ nghe một con giẻ xanh nào dùng thứ văn phạm ghê tởm đó cả, chưa hề bao giờ. Mà khi chúng làm như vậy, thì phải biết nhục nhả y loài người rồi câm họng lại và cút đi ngay thôi. 
     
      Ông bạn có thể gọi chú giẻ xanh là Chim. Cũng được, vì trong chừng mực nào đó nó mang lông trên người, và không thuộc vào Nhà Thờ nào cả, tuy nhiên nó mang nhiều "tính người' hơn ông bạn đấy. Ta sẽ nói cho ông bạn lý do tại sao? Quà trời ban cho chim giẻ, kể cả bản năng, cảm giác cùng quyền lợi của chúng có đầy mặt đất. Loài chim giẻ không bao giờ sống theo nguyên tắc như ông Dân Biểu cả. Loài giẻ sẽ nói dối, sẽ ăn cắp, lừa gạt, sẽ phản bội; và khi đủ bốn thứ trong năm tội chim giẻ sẽ trở về như lời thề long trọng trước kia. Tính linh thiêng của một bổn phận là thứ mà bạn không thể nhét vào đầu con giẻ nào được. Nào giờ đây, điều đáng nói hơn mọi thứ, là chim giẻ còn vượt hơn trên cả thề thốt như mấy ông "tai to mặt bự" chúng ta hay thề.
    Bạn cho rằng loài mèo cũng biết thề thốt. Vâng, thì giống mèo cũng biết thề đấy ;nhưng bạn hãy cho giẻ xanh một chuyện nào trong quyền lực của chúng thì con mèo của bạn chạy đi đâu rồi. Đừng nói chuyện này với TA nhé-- ta biết quá nhiều về chuyện này. Vẫn còn một chuyện khác, mắng nhiếc loài nào đây, mắng nhiếc cho đúng thì loài giẻ xanh này cũng giống bất cứ ai dù người hay thánh. Vâng, Ngài ạ, giẻ ta cũng giống y người vì giẻ biết khóc, biết cười, biết nhục, biết lý luận và lên kế hoạch cũng như biết bàn bạc thảo luận, giẻ ta cũng thích chuyện tầm phào cũng như bao chuyện tai tiếng trên đời, giẻ ta cũng biết thế nào là châm biếm, giẻ ta cũng biết khi nào là một tên ngốc y như bạn biết vậy mà còn biết rõ hơn bạn nữa cơ chứ. Nếu giẻ ta không phải là người thì tốt hơn hết là cứ là giẻ, vậy thôi. 
        Giờ ta nói cho ông bạn năm trước gã đàn ông cuối cùng trừ ta ra đã rời khỏi chốn này. Từ đó nhà của gã đằng kia vẫn bỏ trống; căn nhà gỗ, mái lợp ván--có phòng rộng ngoài ra không có gì khác--chẳng trần , trống rỗng từ sàn đến mấy thanh rui của mái nhà. À , một sáng Chủ nhật ta đang ngồi chơi với chú mèo trước căn lều của ta, sưởi nắng, ngắm dãi đồi xanh ngắt trước mắt, lắng nghe tiếng lá cô đơn rơi xào xạc dưới mấy gốc cây già, tưởng nhớ đến quê nhà xa xăm ta đã bặt tin mười ba năm nay. Ta thấy một con giẻ xanh tìm cờ kiếm được quả sồi trên nóc nhà kia khi hắn buộc miệng "chào ông, tôi đang có chuyện bí đây rồi " khi chú chim này nói , quả sồi rơi ra khỏi mỏ rơi long lóc xuống mái nhà, dĩ nhiên là thế . Nhưng hắn vẫn thây kệ , trí óc nó đang bận nghĩ đến chuyện hắn đang lo. Mái nhà có một mắt gỗ lỗ đã bong ra , con chim nghiêng đầu qua bên mắt kia nhắm lại còn một mắt ngắm vào cái lỗ y như đang nhìn qua miệng cái bình cao cổ vậy. Rồi con chim nhìn lên mắt sáng lên , nó nháy mắt vỗ cánh đôi ba cái y như mãn nguyện lắm--ông bạn hiểu đấy--nó nói:
    -  Đây trông giống y cái lỗ, chỉ là một cái lỗ--thật đáng tội nếu tôi mà không tin nó là một cái lỗ!
    Rồi nó nghiêng đầu qua bên tiếp tục nhìn lại lần nữa; nó liếc nhìn lên, lần này nó thật sự vui thích cùng thỏa mãn; cánh và đuôi nó vẫy vài lần, nó nói thêm " Ồ, không, giá như mà ta không may thì cái lõ này chắng có gì, tại sao nó trống trơn vậy này !" Nó vội bay xuống tìm trái sồi lên thả vào trong lỗ, khi nó nghiêng đầu lui chùng ta thấy nó có nụ cười mãn nguyện nhất trần đời. Bỗng nó nín bặt như đang lắng nghe điều gì, nụ cười tan dần khỏi nét mặt như có cái gì kỳ lạ nhất hiện ra. Nó tiếp tục nói, "ô tại sao ta không nghe tiếng rơi !" Nó ghé mắt nhìn qua cái lỗ lần nữa , nhìn lâu hơn ; nó đứng dậy lắc đầu; đi quanh sang phía phía khác cái lỗ tiếp tục nhìn bằng huớng khác ; Nó lại lắc đầu quầy quậy lần nữa. Nó nghiên cứu một đổi, rồi tiếp tục làm thêm nhiều điêu----Nó cứ đi quanh chiếc lỗ điều tra mọi điểm quanh vùng. Chẳng ích gì. Nó đứng trầm tư trên mái nhà chân phải gãi phía sau đầu , cuối cùng nó nói , " A , ta mãi nghĩ không ra, chắc chắn rồi, cái lỗ này phải là dài lắm ; tuy nhiên ta không dại gì đứng mãi đây, phải lo công việc chứ, ta cho là đúng , nào liều thử xem."

    [IMG]
    trái sồi
    trái sồi này ở rừng miền trung VN là hạt sót , thứ này trồng nhiều ở bắc CALifornia 

    Thế là con giẻ xanh bay đi tìm trái sồi khác tiếp tục thả vào cái lỗ , mắt nó liếc thật nhanh nhìn cái lỗ xem có gì khác biệt không , nhưng chẳng kịp. Nhìn mãi chừng một phút, ; nó đứng dậy thở dài nói, " đồ chết tiệt, coi bộ ta không hiểu nỗi chuyện này, có lẽ nào? tuy nhiên ta cố khắc phục một lần nữa xem sao." Nó tiếp tục kiếm thêm sồi thả vào lỗ bằng hết khả năng để xem cái lỗ này là gì? Nhưng lại thua.  Nó nói , " Ừm, ta chưa có lần nào bí như chuyện cái lỗ này , ý kiến của ta cho nó là một lỗ mới trên đời này." Nó bắt đầu nổi giận, tiếp tục nguyền rủa, đi lên đi xuống trên nóc nhà, lảm nhảm tự chửi vào mặt nó. Ta chưa bao giờ thấy con chim nào cứ mắc mớ vào một chuyện không ra gì như nó cả. Hết đi lui đi tới,  con Giẻ Xanh lại tiếp tục tới miệng lỗ nhìn vào chừng nửa phút, nó nói: "À, mày chỉ là cái lỗ dài và sâu thôi nhé, tất cả chỉ vậy thôi nhé--ta bắt đầu khởi sự lấp đầy mày đây- ta sẽ--CH...ẾT ...nếu ta không lấp mầy dù ta mất tới TRĂM NĂM " 

     

    MỘT CÂY SỒI  (cây hạt sót) ơ xóm của Người Dịch thuật tại Alum Roks San Jose Bắc California (hình chụp ngày 26/10/2020) 


    Nói xong con Giẻ bay mất. Từ lúc lọt lòng cho đến giờ chắc ông bạn chưa bao giờ thấy loài chim nào như vậy đâu. Ta rất kinh ngạc khi chứng kiến cách nó kéo bao nhiêu hạt sồi vào cái lỗ đó. Nó chắng còn tốn thì giờ nào nhìn vào cái lỗ mà tiếp tục mãi một việc mang sồi về. Nó thực sự kiệt sức với đôi cánh lủng lẳng. Người nó rũ xuống, vả cả mồ hôi, vừa thả trái sồi nữa vào xong, nó nói: " Giờ này thì nhà ngươi phình cả lên bên trong rồi đó, ta biết chứ " Nói xong nó hơi khom người xuống nhìn. Ông bạn có tin lời tôi không? khi nó ngẩng lên mặt nó xanh ngắt rồi nổi cơn thịnh nộ. Nó nói: "Ta đã đổ đầy bên trong số sồi đủ cho một gia đình trong ba mươi năm, nếu thấy người nào trong đó, ước gì ta nhồi cho họ một bụng mạt cưa đầy căng trong hai phút cùng để trong đó một viện bảo tàng." 
    Giờ nó chỉ còn sức bò lên trên nóc mái dựa lưng vào ống khói, gom góp lại tất cả cảm tưởng rồi bắt đầu thôi nghĩ ngợi. Có thể trong phút giây nào trong ý kiến ta cũng như anh cho nó là thô lậu nhưng có lẽ chúng ta chỉ hiểu sơ nó bên ngoài thôi vậy.
    Có con giẻ khác lại gần. Nó nghe qua việc làm tận tụy của con giẻ này nó muốn tìm hiểu xem sao. Con giẻ khổ sở kia mới nói cho nó mọi chuyện: " Giờ trong cái lỗ kia, nếu bác chưa tin cứ tới nhìn vào xem sao," Con giẻ bạn men tới nhìn vào, nó trở lại bảo , "Ông bạn đã thả vào đó bao nhiêu rồi?" Con chim chịu nạn kia trả lòi "ngót nghét Hai Tấn đó bác ".Con chim mới tới nhìn vào thêm lần nữa. Coi bộ nó chưa hiểu ra được chút nào?  Nó ngẩng đầu kêu to lên ba con giẻ khác vội bay đến. Chúng nó phán đoán chuyện cái lỗ. Xong chúng yêu cầu con chim khổ sở kia kể cho chúng nghe thêm lần nữa, rồi lại tiếp tục thảo luận, tiếp tục cho ra nhiều ý kiến giá trị chẳng khác gì một nhóm người đang hội họp .
    Chúng  kêu thêm nhiều con giẻ xanh khác, và càng nhiều hơn nữa... cho đến khi toàn vùng ngập tràn một màu XANH của màu chim giẻ. Ta đoán lên đến Năm Ngàn con, con thì lải nhải, con thì tranh luận, chửi rủa hung hăng,  ôi đủ thứ âm thanh ta nghĩ bạn chưa từng nghe lần nào. Con nào cũng ghé mắt nhìn vào lỗ đó xong gật gù phát biểu về điều bí mật còn hơn con tới trước. 
    Chúng phải khám phá toàn bộ ngôi nhà mới được. Chiếc cửa mở hé một nửa,cuối cùng có con Giẻ Già xuất hiện hé cửa nhìn vào. Dĩ nhiên chúng khám phá ra bí mật kia thật mau. Những trái sồi nằm la liệt khắp nền nhà. Con chim già , vổ cánh phành -phạch kêu toáng lên " Lại đây lại đây! tất cả đến đây nhanh nào; chưa ai mà ngu đần đến độ đi lượm sồi về đổ cho đầy cái nhà này như vậy cả?" Toàn bộ bầy giẻ sà xuống trông như một đám mây xanh ngắt, lần lượt từng con liếc nhanh vào trong nhà: tất cả  sự vô lý của một loại hợp đồng công việc là thế này đây: từ con giẻ đầu tiên vướng phải rồi ngã ra cười nuốn bể cả bụng, cho đến con kế tiếp cũng y như vậy. ..
    Vậy thì thưa ngài, bầy chim này ngủ quanh  trên nóc nhà hay trong mấy tàng cây trong một giờ đồng hồ, chúng cười 'hô hố'   giống y con người. Chẳng có ích lợi gì khi ngài nói với ta rằng loài giẻ không có tính hài huớc, bởi rằng ta biết rõ về chúng và ta còn nhớ trong đầu nữa đó. Ba năm trời cứ mỗi mùa hè, chúng đều đem loài giẻ từ khắp nước Mỹ về đây để nhìn cho được vào cái lỗ kịa. Còn có loài chim khác nữa kia chứ. Và tất cả đều thấy được chuyện này, ngoài trừ một con Cú từ Nova Scotia tới thăm vùng Yosemite , trên đường về hắn có nhìn vào lỗ này. Hắn nói hắn không thể nhìn ra điều gì buồn cười trong chuyện này cả. Nhưng sau đó con Cú này hắn có một điều quá thất vọng về Yosemite nữa đó ./.

     

     Last Edition

    San Jose USA  25 / 10 / 2020





  2. Source
    Mark Twain. (1977).What stumped the bluejays. Great American Short Stories. Pleasantville, NY: The Reader’s Digest Association. Print.

    đinh hoa lư tuyển dịch 
    Christmas 2012 24/12/12
    edit 10/12/2017
  3. ENGLISH
  4. WHAT  STUMPED  THE   BLUE JAYS   by MARK  TWAIN

    Animals talk to each other, of course. There can be no question about that; but I suppose there are very few people who can understand them. I never knew but one man who could. I knew he could, however, because he told me so himself. He was a middle-aged, simple-hearted miner who had lived in a lonely corner of California, among the woods and mountains, a good many years, and had studied the ways of his only neighbors, the beasts and the birds, until he believed he could accurately translate any remark which they made. This was Jim Baker. According to Jim Baker, some animals have only a limited education, and use only very simple words, and scarcely ever a comparison or a flowery figure; whereas, certain other animals have a large vocabulary, a fine command of language and a ready and fluent delivery; consequently these latter talk a great deal; they like it; they are conscious of their talent, and they enjoy "showing off." Baker said, that after long and careful observation, he had come to the conclusion that the bluejays were the best talkers he had found among birds and beasts. Said he:

    There's more to a bluejay than any other creature. He has got more moods, and more different kinds of feelings than other creatures; and mind you, whatever a bluejay feels, he can put into language. And no rnere commonplace language, either, but rattling, out-and-out book talk - and bristling with metaphor, too - just bristling! And as for command of language - why you never see a bluejay get stuck for a word. No man ever did. They just boil out of him! And another thing: I've noticed a good deal, and there's no bird, or cow, or anything that uses as good grammar as a bluejay. You may say a cat uses good grammar. Well, a cat does - but you let a cat get excited once; you let a cat get to pulling fur with another cat on a shed, nights, and you'll hear grammar that will give you the lockjaw. Ignorant people think it's the noise which fighting cats make that is so aggravating, but it ain't so; it's the sickening grammar they use. Now I've never heard a jay use bad grammar but very seldom; and when they do, they are as ashamed as a human; they shut right down and leave.

         You may call a jay a bird. Well, so he is, in a measure - because he's got feathers on him, and don't belong to no church, perhaps; but otherwise he is just as much a human as you be. And I'll tell you for why. A jay's gifts, and instincts, and feelings, and interests, cover the whole ground. A jay hasn't got any more principle than a congressman. A jay will lie, a jay will steal, a jay will deceive, a jay will betray; and four times out of five, a jay will go back on his solemnest promise. The sacredness of an obligation is a thing which you can't cram into no bluejay's head. Now, on top of all this, there's another thing; a jay can outswear any gentleman in the mines. You think a cat can swear. Well, a cat can; but you give a bluejay a subject that calls for his reserve powers, and where is your cat! Don't talk to me - I know too much about this thing. And there's yet another thing; in the one little particular of scolding - just good, clean, out-and-out scolding - a bluejay can lay over anything, human or divine. Yes, sir, a jay is everything that a man is. A jay can cry, a jay can laugh, a jay can feel shame, a jay can reason and plan and discuss, a jay likes gossip and scandal, a jay has got a sense of humor, a jay knows when he is an ass just as well as you do - maybe better. If a jay ain't human, he better take in his sign, that's all. Now I'm going to tell you a perfectly true fact about some bluejays. When I first begun to understand jay language correctly, there was a little incident happened here. Seven years ago, the last man in this region but me moved away. There stands his house - been empty ever since; a log house, with a plank roof - just one big room, and no more; no ceiling - nothing between the rafters and the floor. Well, one Sunday morning I was sitting out here in front of my cabin, with my cat, taking the sun, and looking at the blue hills, and listening to the leaves rustling so lonely in the trees, and thinking of the home away yonder in the states, that I hadn't heard from in thirteen years, when a bluejay lit on that house, with an acorn in his mouth, and says, "Hello, I reckon I've struck something." When he spoke, the acorn dropped out of his mouth and rolled down the roof, of course, but he didn't care; his mind was all on the thing he had struck. It was a knothole in the roof. He cocked his head to one side, shut one eye and put the other one to the hole, like a possum looking down a jug; then he glanced up with his bright eyes, gave a wink or two with his wings - which signifies gratification, you understand - and says, "It looks like a hole, it's located like a hole - blamed if I don't believe it is a hole!"

         Then he cocked his head down and took another look; he glances up perfectly joyful, this time; winks his wings and his tail both, and says, "Oh, no, this ain't no fat thing, I reckon! If I ain't in luck!--why it's a perfectly elegant hole!" So he flew down and got that acorn, and fetched it up and dropped it in, and was just tilting his head back, with the heavenliest smile on his face, when all of a sudden he was paralyzed into a listening attitude and that smile faded gradually out of his countenance like breath off'n a razor, and the queerest look of surprise took its place. Then he says, "Why, I didn't hear it fall!" He cocked his eye at the hole again, and took a long look; raised up and shook his head; stepped around to the other side of the hole and took another look from that side; shook his head again. He studied awhile, then he just went into the details - walked round and round the hole and spied into it from every point of the compass. No use. Now he took a thinking attitude on the comb of the roof and scratched the back of his head with his right foot a minute, and finally says, "Well, it's too many for me, that's certain; must be a mighty long hole; however, I ain't got no time to fool around here, I got to tend to business; I reckon it's all right - chance it, anyway."

         So he flew off and fetched another acorn and dropped it in, and tried to flirt his eye to the hole quick enough to see what become of it, but he was too late. He held his eye there as much as a minute; then he raised up and sighed, and says, "Confound it, I don't seem to understand this thing, no way; however, I'll tackle her again." He fetched another acorn, and done his level best to see what become of it, but he couldn't. He says, "Well, I never struck no such a hole as this before; I'm of the opinion it's a totally new kind of a hole." Then he begun to get mad. He held in for a spell, walking up and down the comb of the roof and shaking his head and muttering to himself; but his feelings got the upper hand of him, presently, and he broke loose and cussed himself black in the face. I never see a bird take on so about a little thing. When he got through he walks to the hole and looks in again for half a minute; then he says, "Well, you're a long hole, and a deep hole, and a mighty singular hole altogether - but I've started in to fill you, and I'm d****d if I don't fill you, if it takes a hundred years!"

         And with that, away he went. You never see a bird work so since you was born. The way he hove acorns into that hole for about two hours and a half was one of the most exciting and astonishing spectacles I ever struck. He never stopped to take a look anymore - he just hove'em in and went for more. Well, at last he could hardly flop his wings, he was so tuckered out. He comes a-drooping down, once more, sweating like an ice pitcher, drops his acorn in and says, "Now I guess I've got the bulge on you by this time!" So he bent down for a look. Ifyou'll believe me, when his head come up again he was just pale with rage. He says, "I've shoveled acorns enough in there to keep the family thirty years, and if I can see a sign of one of'em I wish I may land in a museum with a belly full of sawdust in two minutes!"

         He just had strength enough to crawl up onto the comb and lean his back agin the chimbly, and then he collected his impressions and begun to free his mind. I see in a second that what I had mistook for profanity in the mines was only just the rudiments, as you may say.

         Another jay was going by, and heard him doing his devotions, and stops to inquire what was up. The sufferer told him the whole circumstance, and says, "Now yonder's the hole, and if you don't believe me, go and look for yourself." So this fellow went and looked, and comes back and says, "How many did you say you put in there?" "Not any less than two tons," says the sufferer. The other jay went and looked again. He couldn't seem to make it out, so he raised a yell, and three more jays come. They all examined the hole, they all made the sufferer tell it over again, then they all discussed it, and got off as many leather-headed opinions about it as an average crowd of humans could have done.

         They called in more jays; then more and more, till pretty soon this whole region beared to have a blue flush about it. There must have been five thousand of them; and such another jawing and disputing and ripping and cussing, you never heard. Every jay in the whole lot put his eye to the hole and delivered a more chuckle-headed opinion about the mystery than the jay that went there before him. They examined the house all over, too. The door was standing half open, and at last one old jay happened to go and light on it and look in. Of course, that knocked the mystery galley-west in a second. There lay the acorns, scattered all over the floor. He flopped his wings and raised a whoop. "Come here ! " he says. "Come here, everybody; hang'd if this fool hasn't been trying to fill up a house with acorns!" They all came a-swooping down like a blue cloud, and as each fellow lit on the door and took a glance, the whole absurdity of the contract that that first jay had tackled hit him home and he fell over backward suffocating with laughter, and the next jay took his place and done the same.

         Well, sir, they roosted around here on the housetop and the trees for an hour, and guffawed over that thing like human beings. It ain't any use to tell me a bluejay hasn't got a sense of humor, because I know better. And memory, too. They brought jays here from all over the United States to look down that hole, every summer for three years. Other birds, too. And they could all see the point, except an owl that come from Nova Scotia to visit the Yosemite, and he took this thing in on his way back. He said he couldn't see anything funny in it. But then he was a good deal disappointed about Yosemite, too.

     MARK  TWAIN  



No comments:

Post a Comment