Friday, October 23, 2020

JOHN E. STEINBECK: CÚC HOA ( The Chrysanthemums ) - DỊCH THUẬT SONG NGỮ



                                     
The Chrysanthemums 
 John E. Steinbeck 

chuyển ngữ Đinh hoa Lư 

                                      ***

Sơ lược về tiểu sử của Văn Hào John E. Steinbeck


John Ernst Steinbeck, Jr. là nhà văn Mỹ. Ông sinh năm 1902 và mất năm 1968. Ông nổi tiếng trong văn giới Hoa Kỳ sau khi đoạt giải Pulitzer văn học với tác phẩm Chùm Nho Phẩn Nộ(The Grapes of Wrath, 1939) và qua Hướng Đông vườn Địa Đàng, (East of Eden 1952), Của Chuột và Người (Of Mice and Man, 1937).
Ông là tác giả của 27 tác phẩm bao gồm 16 tiểu thuyết, 6 tự truyện, 5 tác phẩm tổng hợp của nhiều truyên ngắn. John Steinbeck thắng giải Nobel văn học vào năm 1962.
John Steinbeck bắt đầu viết văn trước thời khủng hoảng kinh tế thập niên 1930s của Hoa kỳ. Như trong Chùm Nho Phẩn Nộ, ông miêu tả sự di cư ào ạt của nông dân Mỹ va` cuộc sống khó khăn từ trung tây Hoa Kỳ nơi chịu khủng hoảng nông nghiệp tiếp theo lại đại họa DUST BOWL – những đám bụi khổng lồ che kín các tiểu bang Texas , Oklahoma lan tới cả bờ biển phía đông Mỹ quốc. Hàng loạt nông dân thất nghiệp phải bỏ quê hương đi kiếm sống tại California.
Trong truyện ngắn CÚC HOA, John Steinbeck muốn nói lên cuộc sống khó khăn của người dân Mỹ trong thời gian Đại Khủng Hoảng Kinh Tế (1929-1933). Công ăn việc làm quá hiếm hoi, người ta kiếm ra đồng bạc độ nhật qua ngày không phải là chuyện dễ dàng?
Trong câu chuyện, gã sửa đồ dạo phải uống cong “ba tấc lưỡi” đánh vào tâm lý nhân vật nữ Elisa. Gã ca tụng về hoa cúc, sở thích của nàng  hầu mong nàng sửa cho một ít đồ . Mục đích của gã chỉ vì tiền, chỉ thế thôi còn nàng Elisa thì đớn đau chua xót trong lòng khi lòng yêu mến nghề nghiệp cùng nghệ thuật của nàng đã bị lợi dụng...
                                        
                                                    ***

        Thung Lũng Salinas 




Vài đám mù mùa đông mờ xám lướt thướt bay trên cao như tách rời  thung lũng Salinas ra khỏi bầu trời quảng khoát của thế giới bên ngoài. Sương mờ che kín dãy núi bao quanh thung lũng trông y cái nắp khổng lồ cho một cái nồi vĩ đại.

Trên các dãi đất bằng phẳng, người ta cày sâu vào làm tơi lên màu đất đen kim loại. Mấy nông trại nằm ở chân đồi cạnh con sông Salinas. Sắc vàng do những đám đất còn trơ gốc rạ đang tắm ánh nắng yếu ớt mùa đông. Thực ra chẳng có ánh nắng nào trong cái thung lũng này vào tháng Chạp. Bụi liễu khô rậm cạnh bờ sông rực rở hẳn lên từ đám lá nhọn hoắc, vàng đậm.

Đây là lúc của im lặng và đợi chờ. Làn không khí lành lạnh, êm đềm. Ngọn gió nhẹ nhàng từ hướng Tây Nam làm anh nông dân mơ màng về một trận mưa lớn sẽ tới; nhưng khi trời sương mù thì làm gì có chuyện mưa?

Bên kia sông dưới chân đồi, nông trại của nhà Henry Allen vẫn còn ít việc phải làm. Cỏ khô phải cắt cất vào kho cùng đất vườn cần cày xong để đợi trận mưa đầu mùa sắp đến. Đàn bò trên dốc giờ lông chúng thô ráp xù- xì.

Elisa Allen vừa làm  trong mảnh vườn hoa của nàng vừa ngó xuống phía dưới thì thấy Henry, chồng nàng đang nói chuyện với hai gả đàn ông. Hai người khách này ăn bận theo kiểu thương nhân. Cả ba đứng cạnh mái nhà chứa xe kéo.Hai người khách để một chân bên hông chiếc xe nhỏ hiệu Fordson, hút thuốc, bàn chuyện máy móc...
Elisa chỉ nhìn sơ qua rồi tiếp tục làm. Nàng độ tuổi ba mươi lăm, khuôn mặt đầy đặn thoáng mạnh bạo cùng đôi mắt trong như làn nước. Dáng nàng đóng khung trong bộ áo quần làm vườn thô kệch với cái nón đàn ông đen kéo thấp che cả mắt.Đôi giày làm vườn nặng chịch.  Bộ áo quần có vẽ hình gần như bị che phủ bởi cái cái tạp dề vải bông dầy có bốn túi lớn đựng nào kéo tỉa, nào xẻng, cào, hạt giống cùng dao. Nàng còn mang cả đôi bao tay da để bảo vệ hai tay.
Elisa dùng cái kéo ngắn mạnh cắt bớt mấy cuống cúc già. Thỉnh thoảng nàng trông qua mấy ông khách vừa tới trang trại. Mấy người đó còn đứng cạnh chiếc máy kéo. Mặt nàng giờ đẹp lạ lùng,đây đầy nét hăm hở, hồn nhiên. Khi làm với chiếc kéo cắt cây trông Elisa thừa hăng say và tràn đầy sức mạnh. Những cành cúc yếu đuối kia giờ thật nhỏ bé so với năng lực của nàng.

Dùng phần lưng của bao tay, nàng khẻ vuốt lại làn tóc đang rũ trước mắt làm vương một vết bẩn dưới cằm. Đàng sau là nhà nàng, màu trắng xây theo kiểu nông trang. Nó trông gọn gàng với những cây phong lữ màu đỏ xung quanh chiều cao chúng ngang tầm với mấy khung cửa sổ. Căn nhà coi bộ quét dọn kỹ. Mấy khung cửa sổ đánh bóng tinh tươm  cả cái bậc tam cấp trước nhà cũng có cái thảm chùi bùn hẳn hoi.

Elisa liếc mắt lại hướng cái chái và chiếc xe máy cày lần nữa. Hai người khách đã vào lại chiếc xe Ford. Nàng cởi bớt một chiếc bao tay, dùng đầu ngón tay lách mạnh mạnh vào đám cúc con mới nhú mầm xanh non quanh mấy cái rễ già. Nàng luồn lách ngón tay giữa đám lá non để biết chắc không còn loại sâu, côn trùng, rệp lá hay sên nào hại cúc. Elisa  phải giết hết  những thứ  này trước khi nó sinh sôi.
Chợt tiếng chồng vang lên sau lưng, anh im lìm tới gần Elisa không biết lúc nào? Hơi nghiêng người qua hàng kẽm gai bảo vệ vườn hoa hay chống lại bầy bò, lũ chó, gà:
-Lại trồng thứ đó nữa?
-Em lại thêm một vụ cúc nữa đây rồi, khá chứ em?
Elisa thẳng lưng dậy, nàng lại kéo bao tay ra:
-Vâng, vụ hoa năm này chắc hẳn là khá lắm.
Nàng cao giọng, sắc mặt đầy vẻ tự hào.
-Những thứ này là món quà cho em đấy.
Henry nhận xét.
-Năm nay em gầy được loại cúc vàng lớn đoá thật, anh đoán nó to đến mười phân lận. Anh ước sao em cũng tạo được trong vườn cây ăn trái nhà mình mấy trái táo to đến ngần ấy thì hay biết mấy.
Mắt nàng bỗng sắc sảo hơn:
– Làm được chứ anh. Đã nói, em giỏi về món này mà. Mẹ em cũng thế đó anh. Mẹ chỉ cắm cành xuống vườn là mọc ra cây trái ngay. Mẹ em thường nói phải bắt những bàn tay người làm vườn phải biết làm sao trồng cho được mà.
-Vậy thì, trồng hoa coi bộ chắc ăn.
– Henry, hai người nào nói chuyện với anh vậy?
-Bởi thế anh mới tới nói cho em biết đây. Mấy gã đó là người của Công Ty Thịt bò Miền Tây. Anh đã thuận bán bầy bò thịt ba mươi con rồi. Cũng suýt soát với giá anh muốn.
-Tốt thật.
Nàng buông nhẹ:
– Tốt thật cho anh đó.
– Và anh nghĩ rằng …
Henry tiếp tục:
– Anh mong trưa thứ Bảy này chúng mình sẽ về Salinas ăn tối tại tiệm. Ăn xong chúng mình sẽ đi xem phim coi như là ăn mừng chuyện này nhé.
-Tốt.
Nghĩ sao nàng lặp lại:
-Ồ vâng, vậy thì tốt quá!
Giọng Henry có vẻ đùa:
– Tối lại có một trận võ đài. Em có thích võ đài không nào?
-Ô, không.
Nàng như muốn nín thở:
-Em không thích võ đài đâu.
-Anh đùa thôi, Elisa. Chúng mình sẽ xem phim. Xem này, bây giờ là hai giờ, anh sẽ gọi thêm Scotty giúp lùa bầy bò trên đồi xuống. Sẽ mất hai giờ nữa. Chúng mình sẽ về phố khoảng năm giờ ăn tối ở khách sạn Cominos. Em thích chứ?
– Dĩ nhiên là em thích rồi, ăn một bữa xa nhà thú lắm.
-Tốt , thôi anh đi lấy hai con ngựa đã.
– Giờ em còn nhiều thời gian để bứng trồng một mớ cây này đã.

Nàng nghe tiếng chồng gọi Scotty cạnh kho rơm. Lát sau, có bóng hai người đàn ông cưỡi ngựa ngược lên triền đồi vàng chệch màu cỏ úa vàng vọt kia để lùa bò về.

                                                        ******
       Salinas Valley




Một cây cúc có một khoảng nhỏ đất pha cát vuông vắn. Elisa dùng cái xẻng nhỏ liên tục trộn đều đất, xong nàng ém quanh đễ giữ chặt từng gốc cúc. Nàng xới đều mười khoảnh đất song song với nhau để trồng những gốc cúc này. Nàng tiếp tục dùng kéo xén bớt lá và rể thừa và để từng cụm rác nhỏ bên cạnh.


Chợt có tiếng bánh xe “cót- két” nghe thật nặng nhọc từ con đường vẳng lại. Elisa khẻ nhìn lên.

một cảnh trong phim The Chrysanthemums 
Con đường quê xuyên qua mấy rừng liễu cùng bông gòn dày đặc tiếp giáp với con sông. Từ đằng xa có một cổ xe trông là lạ, gợi tính tò mò. Đó là một toa xe ngựa, loại toa chở hàng có lò xo nhún cho êm với một tấm bạt tròn cong cong che cao trông giống toa xe kéo thuở xưa. Con ngựa già và một con lừa hai màu trắng, xám, đang kéo toa xe. Ngồi trên toa xe này, gã đàn ông hàm râu lởm chởm. Trên đầu gã chỉ có vài miếng che sơ sài. Gã gắng điều khiển, kéo lê toán lữ hành chậm chạp tiến lên từng bước trên đường. Dưới toa xe, khuất sau phần trong mấy chiếc bánh xe đang chạy, có con chó lai ốm tong teo thong thả bước theo. Hàng chữ viết trên tấm bạt coi bộ vụng về, cẩu thả: 

 Nồi, chảo, dao , céo (sic), làm cỏ. SỬA HẾT MỌI THỨ

 Hai hàng chữ ở trên cùng chữ SỬA to tướng có vẻ tự tin ở dưới. Gã còn cẩu thả để những vết sơn đen chảy dài xuống chữ gã viết.

 Elisa ngồi xổm trên nền đất, lặng ngắm toa xe khập khểnh lăn bánh đi qua. Nhưng toa xe này không qua ngay. Nó đang rẽ vào con đường trước ngõ vào nhà nàng, mang theo tiếng cót- két chói tai từ mấy chiếc bánh xe ọp- ẹp kia. Con chó lai dưới gầm bánh giờ chui tọt ra ngoài, chạy ra hướng trước. Lập tức hai con chó chăn cừu trong nhà phóng vụt ra. Đuôi của ba con chó dựng đứng, hơi ngo ngoe, cẳng căng ra trong dáng điệu sẵn sàng nghênh chiến, hết sức thiện nghệ và cẩn trọng.

Toa xe xe thực sự dừng hẳn trước hàng rào của vườn Elisa. Giờ đây con chó mới này cảm thấy vô tích sự, đuôi cụp xuống, nó chun lại vào dưới gầm nằm đợi nhưng lông cổ vẫn còn dựng, hàm răng nó còn nhe ra ngoài.

Gã đàn ông trên xe nói vọng ra:

-Con chó này chiến đấu coi tệ thật phải không bà?

Elisa cười:

 -Tôi cũng thấy thế, nó đi theo ông bao lâu rồi?

Gã không bỏ qua cơ hội lúc nàng đang vui vẻ trả lời ngay:

-Cũng không phải tuần này qua tuần khác đâu thưa bà...

Vừa trả lời gã vừa men theo bánh xe trụt xuống. Hai con ngựa và lừa giờ đầu cụp xuống, trông chẳng khác gì những cánh hoa thiếu nước chút nào.Gã là một người đàn ông to lớn. Tóc râu tuy xám ngắt nhưng trông gã không già lắm. Bộ đồ đen nhăn tụm, lốm đốm vết dầu mỡ. Cùng lúc tiếng cười của gã ngưng, nụ cười cùng ánh mắt gã biến mất theo ngay. Đôi mắt tối thẩm, ủ ê, thần sắc của những kẻ rong ruổi lâu ngày trên xe hay đi biển lâu ngày. Đôi tay chai sạm của gã tựa lên hàng kẽm gai trông nứt nẻ, những vết nứt đen bầm.

 Gã giở chiếc mũ méo mó xuống:

-Thưa bà tôi từ ngoài lộ chính vào...có phải con đường đất này sẽ băng qua sông và dẫn tới xa lộ Los Angeles không hả bà?

Elisa giờ mới đứng dậy, vội bỏ cái kéo dày vào túi trước:

-Ồ vâng, con đường này sẽ tới đó, nhưng phải đi men theo con sông mới có chỗ cạn lội qua. Tôi không biết cỗ xe của ông có lội qua cát nổi không ?

Gã nhanh miệng đáp ngay, giọng cộc cằn:

-Tôi dám cá chắc, bà phải ngạc nhiên khi bầy súc sinh này sẽ lội qua được ngay.

-Thế thì khi nào xe ông sẽ tiếp tục đi lại?

Thoáng một giây gã cười:

- Vâng thưa bà khi nào chúng ‘đáng bắt đầu’ đi lại ạ .

-Vậy à.

 -Tôi nghĩ cách tốt nhất để tiết kiệm thì giờ ông nên ra lại đường Salinas và gặp được xa lộ chính theo hướng đó thì hay hơn.

Gã đưa ngón tay thô kệch vừa đè lên lưới thép ngăn gà vừa phân bua một cách nghề nghiệp:

- Tôi chưa vội lắm đâu thưa bà, hàng năm tôi vẫn đều đều đi từ Seatle về đến San Diego và trở lại. Cuộc đời tôi cứ mãi thế. Một chuyến đi mất hết sáu tháng. Tôi biết nhắm lúc thời tiết thuận lợi nhất bà ạ.

Elisa cởi bao tay, cái kéo làm vườn, cất lại vào túi trước cái tạp dề đang bận. Ngón tay nàng lần vào dưới vành cái mũ đàn ông sờ mấy lọn tóc dấu kín bên trong:

- Cuộc sống của ông nghe thú vị thật!

Dáng điệu gã giờ tự tin, gã nghiêng người qua hàng rào:

- Có lẽ bà đã đọc mấy chữ tôi viết bên xe rồi chứ bà. Tôi chuyên nghề đi sửa nồi dao kéo. Thế thì bà có cái gì cần sửa không thưa bà?

-Ồ không, không có, không có những thứ đó.

 Nàng vội trả lời ngay. Đôi mắt nàng chợt thoáng chụn lại nét bất nhẫn nào đó.

-Kéo cắt cây mau hư lắm bà ơi!

 Gã cố giải thích:

-Người ta càng cố làm kéo bén chừng nào thì càng làm cho kéo mau hư chừng đó, nhưng duy chỉ mình tôi có một dụng cụ đặc biệt, chuyên môn. Mọi ai khác dù có bảo chứng tôi cũng chắc là trò giả thôi bà ơi!

-Ồ không, kéo tôi tất cả còn bén lắm ông à.

-Vậy thì bà đem cái nồi cho tôi làm cho?

Giọng gã khẩn khoản van nài:

 - Cái nồi nào móp hay cái nào lủng. Tôi cam đoan sẽ làm cho nó mới ngay và bà khỏi cần mua mới. Nó tiết kiệm cho bà nhiều lắm đó.

-Không!

 Giọng Elisa nghe cụt lủn.

-Tôi đã bảo với ông tôi không có cái gì để sửa cả!

Mặt gã chợt buồn thiu, giọng nghe như rên rỉ:

-Hôm nay tôi chưa có món đồ nào để sửa cả bà ơi. Có lẽ tối nay tôi không kiếm ra bữa ăn tối rồi. Bà thấy đó, do tôi phải rẽ vào đường tắt này, chứ dọc theo xa lộ từ Seatle cho đến San Diego ai cũng để dành đồ chờ tôi sửa vì họ biết tôi sửa khéo và tiết kiệm được tiền cho họ nữa đó.

  -Xin lỗi.

 Elisa bỗng nổi cáu:

  -Tôi không có bất cứ cái gì cho ông sửa hết!

Mắt gã giờ đây đảo quanh soi mói trên mặt vườn. Ánh mắt dừng lại trên thửa cúc nơi nàng đang làm:

-Loại cây gì đó thưa bà?
cuc hoa
Vẻ khó chịu và bất nhẫn vội biến mất trên gương mặt Elisa:

  -À, chúng là cúc vàng, cúc trắng loại đại đóa đấy. Hàng năm tôi trồng những loại này và chưa ai quanh đây có hoa này lớn hơn tôi cả.

- Loại hoa cuống dài, chúng trông như những ngụm khói màu phải không thưa bà?

- Phải, phải ông tả nghe thật chính xác!

-Nó ngửi có vẻ khó chịu cho đến lúc nào chúng ta quen dùng nó nữa đấy.

Nàng chỉnh lại:

-Nó có mùi khá nồng, hoàn toàn không phải khó chịu như ông nói đâu.

Gã đổi giọng ngay:

- Tôi lại thích mùi ấy đó bà. 

Elisa khoe:

-Năm nay tôi trồng được loại cúc lớn đến mười phân đó ông.

Gã lại nghiêng ngưòi sâu thêm vào trong hàng rào:

-Này bà, dọc đường tôi vừa quen một bà.  Bà này có vườn hoa thật xinh chắc bà chưa hề thấy. Bà trồng đủ loại hoa nhưng không có loại cúc so được với cúc của bà tại đây. Tôi vừa vá cái đáy bồn tắm cho bà ta. Thật khó nhưng tôi làm được. Bà ấy có dặn tôi rằng, khi tôi đi qua nơi nào có cúc đẹp nhớ kiếm cho bà ấy một ít hạt giống. Bà ấy bảo tôi vậy đó thưa bà.

Đôi mắt Elisa giờ đây trở nên linh hoạt, háo hức:

 -Bà ấy dĩ nhiên không biết nhiều về cúc đâu. Ông có thể lấy hạt trồng ra nó, nhưng lấy mầm và trồng nó thì dễ hơn nhiều như ông thấy ở đây vậy.

-Ồ!  Gã kêu lên.

- Vậy thì tôi chắc không đem gì cho bà ấy được rồi.

-Sao lại không?  Elisa kêu lên.

-Tôi sẽ cho vào một ít cát ẩm, xong ông có thể mang chúng đi theo. Chúng sẽ ra rễ trong chậu, nếu ông tiếp tục giữ cho nó ẩm rồi bà ấy có thể bứng ra mà trồng thôi .

-Bà ấy chắc chắn sẽ có những chậu cúc đẹp lắm. Chính bà nói chúng là loại đẹp nhất phải không thưa bà?

-Đẹp. Nàng thốt lên.

-Ồ! phải đẹp chứ.

Đôi mắt Elisa chợt long lanh.

Nàng hất cái mủ rách sờn vội rủ làn tóc đen nhánh và thật đẹp ra ngoài:

- Tôi sẽ bứng nó đem vào chậu hoa, rồi ông có quyền đem theo, nào hãy vào đi.

Trong lúc gã lách mình qua hàng rào, Elisa hăm hở chạy vội theo hàng cây phong lữ lui hướng sau nhà. Khi trở ra, nàng mang ra một chậu đựng hoa màu đỏ. Nàng quên mang cả bao tay, quỳ trên nền đất, làm cho nền đất ẩm phẳng phiu. Elisa dùng ngón tay cùng cái xẻng nhỏ bứng đất vào chậu hoa mới tinh này. Xong xuôi nàng đặt vào đó mấy nhúm mầm cúc đang lên vào chậu. Đầu ngón tay nàng ấn mạnh chúng sâu hơn vào trong lớp cát ẩm kia xong, nàng dùng khủyu ngón tay ấn đều xung quanh.

Đợi khi gã đứng gần, nàng bảo:

-Những thứ tôi dặn ông, nhớ bảo bà ấy làm như vậy nhé.

   -Tôi cố nhớ lời bà dặn, thưa bà.

   -Tốt lắm, ông hãy nhìn xem. Những cái mầm này sẽ bén rễ trong vòng một tháng. Xong bà ấy sẽ bứng nó ra cách nhau chừng một bộ (foot) một cây vào thứ đất thật tốt như tôi làm ở đây, ông thấy không?

Vừa nói nàng bốc lên một nắm đất đen nhánh cho gã thấy.

- Những cây cúc này sẽ lớn nhanh và cao lắm. Giờ xin ông nhớ điều này. Dặn bà ta vào tháng bảy cắt chúng đi chừa lại cao khoảng tám phân (inch) thôi nhé.

  -Trước khi nó ra hoa phải không thưa bà?

  - Đúng, trước khi nó ra hoa.

Mặt nàng đầy vẻ thiết tha:

 -Chúng sẽ mọc thêm ngay. Khoảng cuối tháng Chín chúng bắt đầu ra búp non.

Chợt nàng ngưng nói và xem bộ hơi lúng túng:

-Khi cúc ra búp nó cần chăm sóc kỹ.

Ngập ngừng nàng tiếp:

 -Tôi không biết làm sao để nói thêm với ông.

Nàng nhìn sâu vào mắt gã như dò xét. Miệng nàng hơi hé xem chừng như muốn lắng nghe .

-Tôi sẽ gắng giải thích cho ông, có khi nào ông nghe nói ‘bàn tay trồng cây’ là gì chưa?

-Thật sự chưa bà ạ.

- Vậy thì, tôi bảo ông thứ cảm giác ông sẽ cảm nhận khi muốn ngắt bớt những búp nào mà ông không thích. Mọi chuyện ăn thua ở mấy đầu ngón tay ông. Ông sẽ nhìn ngón tay ông làm việc. Những đầu ngón tay này tự làm công việc của chúng. Ông sẽ cảm nhận chúng ra sao. Chúng ngắt và ngắt những búp hoa. Chúng chẳng bao giờ sai sót. Chúng dành cho cây cỏ, ông thấy đó không? Ngón tay ông và cây cỏ. Ông có thể cảm nhận rằng cánh tay ông. Chúng biết chúng không bao giờ làm sai. Ông có thể cảm nhận nó. Mỗi khi ông ưa thích rồi thì ông sẽ không làm trật. Ông có thấy đó không? Ông hiểu không vậy?

Nàng vừa quỳ trên nền đất vừa ngước mặt lên nhìn gã. Ngực nàng phập phồng đầy cảm kích.

Đôi mắt gã hẹp lại, tự giác quay đi:

-Có lẽ tôi biết, thưa bà, có đôi khi trong màn đêm trong toa xe ngoài kia...

Giọng của Elisa trở nên khản đục. Nàng ngắt lời gã:

- Tôi chưa bao giờ sống cuộc sống như ông, nhưng tôi biết ý ông muốn nói. Khi màn đêm xuống lại tối tăm..tại sao, những tia sáng nhọn hoắt của những vị sao lập lòe trong khoảng không im vắng kia. Tại sao, ông lại càng lúc càng lớn hơn thêm?Vì mọi ngôi sao lập lòe kia đã thẩm thấu vào trong ngừơi ông. Giống như thế. Nhiệt tình và tinh nhanh và cả...trìu mến nữa kia.

Tiếp tục quỳ trên nền đất , tay nàng với rộng hướng về phía chân gã đang đứng với cái quần đen dính đầy dầu mỡ. Những ngón tay ngập ngừng gần chạm vào thứ vải kia. Tay nàng chợt buông xuống nền đất. Nàng khom lưng thật thấp trông giống chú chó đang mừng chủ.

Gã vội nói:

-Như lời bà chỉ thật quý hóa quá! Làm bà quên luôn bữa tối đây rồi, không thể như thế này được.

Elisa vội đứng thẳng dậy, mặt nàng thoáng thẹn thùng. Nàng nhẹ nhàng đưa chậu hoa vào tay gã:

- Đây, xin ông đặt nó vào toa xe cạnh chỗ ngồi, nơi ông có thể canh chừng nó. Có thể tôi đi tìm cho ông thứ gì cho ông sửa đây.

Nàng tìm trong đống đồ cũ sau lưng nhà ra hai cái chảo nhôm méo mó xong mang lại cho gã:

-Đây, nhờ ông sửa cho.

Thái độ của gã giờ đây lại đổi khác. Gã trở lại tính cách nghề nghiệp của mình:

- Bà sẽ thấy nó mới toanh, vâng tôi sẽ làm ngay.

Cuối toa xe gã đặt một cái đe nhỏ. Trong cái hộp dụng cụ dính dầu mỡ có cái búa máy nhỏ. Elisa bước ra cổng xem gã làm.  Gã đang đập lại mấy vết lõm bên trong cái ấm nước. Miệng gã có vẻ tin chắc và thành thạo. Đến phần khó nhất, môi dưới gã bậm lại.

-Ông ngủ trong toa xe này hả?

-Ngay trong xe này, thưa bà. Mưa hay nắng tôi đều khổ sở như con bò đằng kia kìa.

-Thế thì thú quá, như thế thì quá thú đi, ước gì đàn bà cũng sống và làm như ông vậy.

-Đây không phải cuộc sống thích hợp cho đàn bà đâu.

Môi trên nàng hơi trề ra, làm lộ hàm răng:

- Sao ông biết? Sao ông lại nói thế?

-Tôi không biết bà ạ. Gã chống chế.

- Dĩ nhiên tôi không biết. Xong rồi , ấm mới của bà đây. Bà không cần đi mua ấm mới nữa nhé.
-Bao nhiêu đây ông?

- Ồ, bà cho năm mươi xu, tôi luôn lấy tiền hạ. Đó là nguyên do tại sao tôi luôn giữ được khách suốt từ trên xuống dưới dọc theo xa lộ ngoài kia đó bà.

Elisa mang trong nhà ra đồng năm mươi xu thả vào tay gã:

-Ông có thể ngạc nhiên đôi khi có những đối thủ. Như tôi có thể mài kéo nữa. Và tôi có thể dằn những vết lõm bên trong mấy cái ấm nhỏ. Tôi còn có thể bày cho ông những việc đàn bà nên làm.

Gã cất búa vào lại cái hộp đồ nghề dính dầu mỡ kia lại xô mạnh cái đe nhỏ cất đi:

-Đây là cuộc sống cô độc cho phụ nữ, thưa bà, nó còn nhiều sợ hãi nữa vì những con thú bò ở dưới sàn xe ban đêm đó.

Gã leo lên toa xe qua môt thân cây sát đó, giữ thân mình vào cái mông trắng của con lừa. Sắp đặt chổ ngồi xong nắm lại mấy sợi dây cương:

-Xin cám ơn lòng tốt của bà, thưa bà , tôi sẽ làm y như lời bà bảo; tôi sẽ đi trở lui gặp con đường Salinas.

-Hãy nhớ, nàng nói theo:

- Nếu ông đi lâu nhớ giữ cát cho ẩm nhé.

-Cát hả , thưa bà ?...Cát? Ồ, chắc chắn thôi. Bà bảo xung quanh mấy cây cúc chứ gì. Vâng tôi sẽ nhớ.

Giọng hắn như muốn phụ họa. Hai con vật ngoan ngoản tròng đầu vào hai cái ách đắt tiền của chúng. Con chó lai trở lại đi giữa hai bánh xe sau. Toa xe quay đầu lại từ từ bò ra đường cái, lui con đường nó vừa tới dọc theo con sông.

                                                      *****




SALAD BOWL của Salinas, quê huơng John E. Steinbeck

Elisa đứng trước hàng rào nhìn theo toa xe chậm chạp bò trên đường. Đôi vai nàng cố rướn lên, đầu nàng hơi ngã lui sau, đôi mắt nàng nheo lại cố thu hình ảnh đoàn lữ hành ra đi mờ dần. Môi nàng mấp máy.

-Tạm biệt, tạm biệt!

 Bất giác nàng thì thầm một mình:

- Hướng đó mới tươi sáng, mới tràn trề hi vọng.

 Nàng giật mình với tiếng thì thầm của mình, lắc đầu nhìn quanh xem ai có nghe nàng vừa nói một mình không? Họa chăng là chỉ mấy con chó nhà nàng. Đang nằm trên nền đất, mấy con chó hơi ngẩng đầu nhìn nàng xong, chúi mõm xuống tiếp tục ngủ. Elisa quay lại chạy vụt vào nhà.

Vào bếp, nàng lui đằng sau rờ thử cái thùng chứa nước nóng. Nước nóng bằng ánh nắng buổi trưa. Trong phòng tắm nàng lột phăng bộ áo quần đầy đất, vứt vào một góc. Dùng mảnh xốp, nàng kỳ cọ thật kỹ đôi chân, đùi, thắt lưng, lên ngực, hai cánh tay cho đến khi da nàng đỏ ửng. Giờ đây nàng đứng trước gương đợi khô cùng ngắm thân thể mình. Eo nàng nhỏ nhưng phần ngực nở nang. Xong quay ngang, nàng ngắm phần vai và lưng.

Sau cùng, nàng bận vào bộ áo quần đi chơi phố. Cử chỉ nàng chậm rãi, khoan thai. Trước tiên nàng dùng bộ đồ lót mới, đôi vớ dài xinh nhất cùng bộ đồ ưu tiên phù hợp với sắc đẹp của nàng. Nàng cẩn thận trau dồi mái tóc, viền hai lông mày và tô son đôi môi.

Gần xong trang điểm, nàng nghe chân bò rầm rập trở về chuồng, tiếng la hét của Henry cùng người theo phụ đang lùa bầy bò lông đỏ về, tiếng cửa chuồng đóng mạnh.  Tất cả âm thanh đó cho nàng biết rằng Henry đang về nhà.

Tiếng chân chồng nàng ngang trước hiên nhà và anh ta gọi:

- Elisa ơi, em đâu rồi?

-Em đang ở trong phòng, đang bận đồ đây, chưa xong đâu. Có nước nóng cho anh tắm ở trong, nhanh lên kẻo trể mất!

Nghe tiếng chồng tắm bên kia, Elisa vội đặt bộ đồ xám trên giừơng cho chồng, chiếc sơ mi, đôi vớ cùng cái ca -vát bên cạnh. Nàng không quên đặt đôi giày đánh bóng sẵn cạnh giường. Xong, nàng ra hiên, nghiêm trang và ngay ngắn ngồi đợi chồng.

Elisa nhìn về phía con đường men theo con sông, nơi rặng liễu vẫn một màu vàng cháy do lá chết lạnh. Dưới làn sương đậm, trông như dãi nắng dưới ánh mặt trời. Đó là sắc màu duy nhất trong buổi chiều xám ngắt. Nàng ngồi bất động, thật lâu mới thấy mắt nằng nhấp nháy.

Henry mở mạnh cửa, vừa tới gần vừa thắt ca vát khi mặt xong chiếc áo vét. Nét mặt Elisa thoáng nghiêm lại, dáng trầm tư. Henry lại gần chợt thốt lên khi ngắm nàng:

- Sao vậy, Elisa. Hôm nay trông em đẹp lắm!

-Đẹp? Anh nghĩ em đẹp hả? Anh nói "đẹp" có ý gì đây?

Henry vụng về:

-Anh không biết nữa? Anh muốn nói hôm nay em xem khác lắm, mạnh mẽ ,vui sướng hơn mọi khi.

-Em mạnh mẽ? Vâng, thì mạnh mẽ. Anh nói mạnh mẽ với ý gì vậy?

Anh ta càng lúng túng hơn:

 - Coi bộ em muốn thách đố anh rồi!

Giọng Henry nghe yếu xìu.

- Thôi cho anh đùa chút nghe. Trông em thật mạnh, đủ bẻ chân con bò; sướng vui như đang ăn một trái dưa hấu vậy đó.

Trong thoáng giây nàng mất vẻ cứng nhắc lúc đầu, nàng nói hết ý mình:

- Henry! Anh đừng nói thế. Anh không hiểu được lời chính miệng anh nói ra đâu.

-Em mạnh mẽ...

 kiêu hãnh nàng tiếp tục:

 -Thế mà từ lâu em chẳng biết mình mạnh đến thế.

Henry hướng về phía nhà che chiếc máy kéo.  Khi ánh mắt trở lại bên nàng, anh trở về thực tại:

-Đợi anh lấy chiếc xe kéo, em choàng áo vào,  anh đi nổ máy nhé.

Elisa bước vào nhà. Nàng nghe tiếng chồng lái chiếc máy kéo ra hướng cổng đợi nàng. Lận bận với chiếc mũ khá lâu, nàng làm chồng phải tắt máy cũng vừa lúc nàng vừa choàng được chiếc áo, vội bước ra.
                                     Salinas City 1930s

Chiếc xe kéo loại nhỏ chạy rập rình, lắc lư, trên con đường đất men theo con sông. Mấy đám chim bay toáng lên, mấy chú thỏ sợ hãi chạy biến vào mấy bụi dại bên đường. Hai con sếu nặng nề vổ cánh khỏi rặng liễu, buông mình xuống lại lòng sông.

 Xuất hiện xa xa trên con đường, nàng chợt thấy một đốm nhỏ?

Khi sắp vượt qua “cái đốm” mà nàng phát giác trước đây, nàng cố “lảng đi” nhưng đôi mắt nàng chẳng còn “tuân theo”. Buồn bả nàng thì thầm một mình:

- Hắn đã vứt nó mất rồi. Chẳng hề chi, chẳng quan trọng. Nhưng ít ra hắn ta còn giữ lại cái chậu.

 Nàng tự giải thích:

 -Hắn còn biết giữ lại cái chậu, đó là tại sao hắn không vứt nó xuống đường.

Chiếc xe kéo chợt vòng lại bắt nàng phải thấy toa xe của hắn xuất hiện lần nữa phía trước. Khi xe vượt qua, nàng cố xoay hết người qua chồng để khỏi nhìn lại cái đám người và vật hổ lốn kia.Trong thoáng giây mọi thứ đều qua. Nàng chẳng cần nhìn lại làm gì. Chợt Elias nói lớn, cố át tiếng máy xe:

- Hay! hay lắm! bữa tối hôm nay chắc hẳn phải là tuyệt vời.

-Rồi, em lại sao đây nữa rồi? Henry làu bàu.

Anh rời một tay lái, vổ nhẹ đầu gối nàng:

-Kiểu này anh phải năng dẫn em đi ăn tối mới được. Sự thay đổi này sẽ tốt cho hai đứa mình. Ở nhà chúng mình nặng nhọc quá mà.

-Henry?

-Chúng mình có thể uống rượu tối nay chứ?

-Chắc chắn thôi, không hề gì đâu.

Nàng Im lặng một lát, nàng tiếp:

-Henry nè, tại võ đài người ta đánh nhau tàn bạo lắm không anh?

-Đôi khi cũng có, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Sao em hỏi vậy nhỉ?

-Vậy à, em đọc mới hiểu rằng vì sao họ bị vỡ mũi, máu chảy ròng ròng xuống ngực. Em còn hiểu được vì sao mấy chiếc bao tay ở võ đài nặng hơn vì ướt sũng máu.

Anh chồng nhìn quanh người nàng:

-Chuyện gì thế, Elisa? Anh không hay em đã đọc thứ đó.

Mang xe tới chỗ đậu xong, hai người đi về hứơng phải, lên cầu Salinas.

-Đàn bà có hay đi xem võ đài không vậy anh?

-Ồ, có chứ, có một số đi xem. Mà chuyện gì vậy hả em, Elisa? Em muốn đi xem hả? Anh không nghĩ là em thích đâu, nhưng em muốn thì anh đưa đi?

Vào chỗ ngồi, nàng cố gắng làm dịu câu chuyện một cách yếu ớt:

- Ồ không, không, em chẳng muốn đi đâu. Chắc chắn là em không muốn.

Nàng như muốn tránh cái nhìn của chồng.

-Có rượu như thế là đủ lắm rồi. Nhiều lắm rồi anh ạ.

Elisa chợt kéo cổ áo khoác lên cao để chồng khỏi thấy nàng đang khóc; tiếng khóc yếu đuối như một bà già.

John Steinbeck 1938

HẾT

source: 

     (1977).GREAT AMERICAN SHORT STORIES. Reader Digest Association.

bản dịch của Đinh Hoa Lư
edit 11/12/2017 

                          *************************  

The Chrysanthemums  

by John Steinbeck  

 The high grey-flannel fog of winter closed off the Salinas Valley from the sky and  from all the rest of the world. On every side it sat like a lid on the mountains and  made of the great valley a closed pot. On the broad, level land floor the gang plows  bit deep and left the black earth shining like metal where the shares had cut. On the  foothill ranches across the Salinas River, the yellow stubble fields seemed to be  bathed in pale cold sunshine, but there was no sunshine in the valley now in  December. The thick willow scrub along the river flamed with sharp and positive  yellow leaves.  

 It was a time of quiet and of waiting. The air was cold and tender. A light wind  blew up from the southwest so that the farmers were mildly hopeful of a good rain  before long; but fog and rain did not go together.  

 Across the river, on Henry Allen's foothill ranch there was little work to be done,  for the hay was cut and stored and the orchards were plowed up to receive the rain  deeply when it should come. The cattle on the higher slopes were becoming shaggy  and rough-coated.  

 Elisa Allen, working in her flower garden, looked down across the yard and saw  Henry, her husband, talking to two men in business suits. The three of them stood by  the tractor shed, each man with one foot on the side of the little Fordson. They  smoked cigarettes and studied the machine as they talked.  

 Elisa watched them for a moment and then went back to her work. She was thirty five. Her face was lean and strong and her eyes were as clear as water. Her figure  looked blocked and heavy in her gardening costume, a man's black hat pulled low  down over her eyes, clod-hopper shoes, a figured print dress almost completely  covered by a big corduroy apron with four big pockets to hold the snips, the trowel  and scratcher, the seeds and the knife she worked with. She wore heavy leather  gloves to protect her hands while she worked.  

 She was cutting down the old year's chrysanthemum stalks with a pair of short  and powerful scissors. She looked down toward the men by the tractor shed now and  then. Her face was eager and mature and handsome; even her work with the scissors  was over-eager, over-powerful. The chrysanthemum stems seemed too small and  easy for her energy.  

 She brushed a cloud of hair out of her eyes with the back of her glove, and left a  smudge of earth on her cheek in doing it. Behind her stood the neat white farm  house with red geraniums close-banked around it as high as the windows. It was a  hard-swept looking little house, with hard-polished windows, and a clean mud-mat  on the front steps. 

 Elisa cast another glance toward the tractor shed. The strangers were getting into  their Ford coupe. She took off a glove and put her strong fingers down into the  forest of new green chrysanthemum sprouts that were growing around the old roots.  She spread the leaves and looked down among the close-growing stems. No aphids  were there, no sowbugs or snails or cutworms. Her terrier fingers destroyed such  pests before they could get started.  

 Elisa started at the sound of her husband's voice. He had come near quietly, and  he leaned over the wire fence that protected her flower garden from cattle and dogs  and chickens.  

 "At it again," he said. "You've got a strong new crop coming."  

 Elisa straightened her back and pulled on the gardening glove again. "Yes. They'll  be strong this coming year." In her tone and on her face there was a little smugness.  

 You've got a gift with things," Henry observed. "Some of those yellow  chrysanthemums you had this year were ten inches across. I wish you'd work out in  the orchard and raise some apples that big."  

 Her eyes sharpened. "Maybe I could do it, too. I've a gift with things, all right. My  mother had it. She could stick anything in the ground and make it grow. She said it  was having planters' hands that knew how to do it."  

 "Well, it sure works with flowers," he said.  

 "Henry, who were those men you were talking to?"  

 "Why, sure, that's what I came to tell you. They were from the Western Meat  Company. I sold those thirty head of three-year-old steers. Got nearly my own price,  too."  

 "Good," she said. "Good for you.  

 "And I thought," he continued, "I thought how it's Saturday afternoon, and we  might go into Salinas for dinner at a restaurant, and then to a picture show—to  celebrate, you see."  

 "Good," she repeated. "Oh, yes. That will be good."  

 Henry put on his joking tone. "There's fights tonight. How'd you like to go to the  fights?"  

 "Oh, no," she said breathlessly. "No, I wouldn't like fights." 

 "Just fooling, Elisa. We'll go to a movie. Let's see. It's two now. I'm going to take  Scotty and bring down those steers from the hill. It'll take us maybe two hours. We'll  go in town about five and have dinner at the Cominos Hotel. Like that?"  

 "Of course I'll like it. It's good to eat away from home."  

 "All right, then. I'll go get up a couple of horses."  

 She said, "I'll have plenty of time to transplant some of these sets, I guess."  

 She heard her husband calling Scotty down by the barn. And a little later she saw  the two men ride up the pale yellow hillside in search of the steers.  

 There was a little square sandy bed kept for rooting the chrysanthemums. With  her trowel she turned the soil over and over, and smoothed it and patted it firm. Then  she dug ten parallel trenches to receive the sets. Back at the chrysanthemum bed she  pulled out the little crisp shoots, trimmed off the leaves of each one with her scissors  and laid it on a small orderly pile.  

 A squeak of wheels and plod of hoofs came from the road. Elisa looked up. The  country road ran along the dense bank of willows and cotton-woods that bordered  the river, and up this road came a curious vehicle, curiously drawn. It was an old  spring-wagon, with a round canvas top on it like the cover of a prairie schooner. It  was drawn by an old bay horse and a little grey-and-white burro. A big stubble bearded man sat between the cover flaps and drove the crawling team. Underneath  the wagon, between the hind wheels, a lean and rangy mongrel dog walked sedately.  Words were painted on the canvas in clumsy, crooked letters. "Pots, pans, knives,  sisors, lawn mores, Fixed." Two rows of articles, and the triumphantly definitive  "Fixed" below. The black paint had run down in little sharp points beneath each  letter.  

 Elisa, squatting on the ground, watched to see the crazy, loose-jointed wagon pass  by. But it didn't pass. It turned into the farm road in front of her house, crooked old  wheels skirling and squeaking. The rangy dog darted from between the wheels and  ran ahead. Instantly the two ranch shepherds flew out at him. Then all three stopped,  and with stiff and quivering tails, with taut straight legs, with ambassadorial dignity,  they slowly circled, sniffing daintily. The caravan pulled up to Elisa's wire fence and  stopped. Now the newcomer dog, feeling outnumbered, lowered his tail and retired  under the wagon with raised hackles and bared teeth.  

 The man on the wagon seat called out, "That's a bad dog in a fight when he gets  started."  

 Elisa laughed. "I see he is. How soon does he generally get started?"   The man caught up her laughter and echoed it heartily. "Sometimes not for weeks 

and weeks," he said. He climbed stiffly down, over the wheel. The horse and the  donkey drooped like unwatered flowers.  

 Elisa saw that he was a very big man. Although his hair and beard were graying,  he did not look old. His worn black suit was wrinkled and spotted with grease. The  laughter had disappeared from his face and eyes the moment his laughing voice  ceased. His eyes were dark, and they were full of the brooding that gets in the eyes  of teamsters and of sailors. The calloused hands he rested on the wire fence were  cracked, and every crack was a black line. He took off his battered hat.  

 "I'm off my general road, ma'am," he said. "Does this dirt road cut over across the  river to the Los Angeles highway?"  

 Elisa stood up and shoved the thick scissors in her apron pocket. "Well, yes, it  does, but it winds around and then fords the river. I don't think your team could pull  through the sand."  

 He replied with some asperity, "It might surprise you what them beasts can pull  through."  

 "When they get started?" she asked.  

 He smiled for a second. "Yes. When they get started."  

 "Well," said Elisa, "I think you'll save time if you go back to the Salinas road and  pick up the highway there."  

 He drew a big finger down the chicken wire and made it sing. "I ain't in any hurry,  ma am. I go from Seattle to San Diego and back every year. Takes all my time.  About six months each way. I aim to follow nice weather."  

 Elisa took off her gloves and stuffed them in the apron pocket with the scissors.  She touched the under edge of her man's hat, searching for fugitive hairs. "That  sounds like a nice kind of a way to live," she said.  

 He leaned confidentially over the fence. "Maybe you noticed the writing on my  wagon. I mend pots and sharpen knives and scissors. You got any of them things to  do?"  

 "Oh, no," she said quickly. "Nothing like that." Her eyes hardened with resistance.  

 "Scissors is the worst thing," he explained. "Most people just ruin scissors trying  to sharpen 'em, but I know how. I got a special tool. It's a little bobbit kind of thing,  and patented. But it sure does the trick."  

 "No. My scissors are all sharp." 

 "All right, then. Take a pot," he continued earnestly, "a bent pot, or a pot with a  hole. I can make it like new so you don't have to buy no new ones. That's a saving  for you.  

 "No," she said shortly. "I tell you I have nothing like that for you to do."  

 His face fell to an exaggerated sadness. His voice took on a whining undertone. "I  ain't had a thing to do today. Maybe I won't have no supper tonight. You see I'm off  my regular road. I know folks on the highway clear from Seattle to San Diego. They  

save their things for me to sharpen up because they know I do it so good and save  them money.  

 "I'm sorry," Elisa said irritably. "I haven't anything for you to do."  

 His eyes left her face and fell to searching the ground. They roamed about until  they came to the chrysanthemum bed where she had been working. "What's them  plants, ma'am?"  

 The irritation and resistance melted from Elisa's face. "Oh, those are  chrysanthemums, giant whites and yellows. I raise them every year, bigger than  anybody around here."  

 "Kind of a long-stemmed flower? Looks like a quick puff of colored smoke?" he  asked.  

 "That's it. What a nice way to describe them."  

 "They smell kind of nasty till you get used to them," he said.  

 "It's a good bitter smell," she retorted, "not nasty at all."  

 He changed his tone quickly. "I like the smell myself."  

 "I had ten-inch blooms this year," she said.  

 The man leaned farther over the fence. "Look. I know a lady down the road a  piece, has got the nicest garden you ever seen. Got nearly every kind of flower but  no chrysanthemums. Last time I was mending a copper-bottom washtub for her  (that's a hard job but I do it good), she said to me, 'If you ever run acrost some nice  chrysanthemums I wish you'd try to get me a few seeds.' That's what she told me."  

 Elisa's eyes grew alert and eager. "She couldn't have known much about  chrysanthemums. You can raise them from seed, but it's much easier to root the little  sprouts you see there." 

 "Oh," he said. "I s'pose I can't take none to her, then."  

 "Why yes you can," Elisa cried. "I can put some in damp sand, and you can carry  them right along with you. They'll take root in the pot if you keep them damp. And  then she can transplant them."  

 "She'd sure like to have some, ma'am. You say they're nice ones?"  

 "Beautiful," she said. "Oh, beautiful." Her eyes shone. She tore off the battered  hat and shook out her dark pretty hair. "I'll put them in a flower pot, and you can  take them right with you. Come into the yard."  

 While the man came through the picket fence Elisa ran excitedly along the  geranium-bordered path to the back of the house. And she returned carrying a big  red flower pot. The gloves were forgotten now. She kneeled on the ground by the  starting bed and dug up the sandy soil with her fingers and scooped it into the bright  new flower pot. Then she picked up the little pile of shoots she had prepared. With  her strong fingers she pressed them into the sand and tamped around them with her  knuckles. The man stood over her. "I'll tell you what to do," she said. "You  remember so you can tell the lady."  

 "Yes, I'll try to remember."  

 "Well, look. These will take root in about a month. Then she must set them out,  about a foot apart in good rich earth like this, see?" She lifted a handful of dark soil  for him to look at. "They'll grow fast and tall. Now remember this. In July tell her to  cut them down, about eight inches from the ground."  

 "Before they bloom?" he asked.  

 "Yes, before they bloom." Her face was tight with eagerness. "They'll grow right  up again. About the last of September the buds will start."  

 She stopped and seemed perplexed. "It's the budding that takes the most care," she  said hesitantlv. "I don't know how to tell you." She looked deep into his eyes,  searchingly. Her mouth opened a little, and she seemed to be listening. "I'll try to tell  you," she said. "Did you ever hear of planting hands?"  

 "Can't say I have, ma'am."  

 "Well, I can only tell you what it feels like. It's when you're picking off the buds  you don't want. Everything goes right down into your fingertips. You watch your  fingers work. They do it themselves. You can feel how it is. They pick and pick the  buds. They never make a mistake. They're with the plant. Do you see? Your fingers  and the plant. You can feel that, right up your arm. They know. They never make a  mistake. You can feel it. When you're like that you can't do anything wrong. Do you 

see that? Can you understand that?"  

 She was kneeling on the ground looking up at him. Her breast swelled  passionately.  

 The man's eyes narrowed. He looked away self-consciously. "Maybe I know," he  said. "Sometimes in the night in the wagon there—"  

 Elisa's voice grew husky. She broke in on him. "I've never lived as you do, but I  know what you mean. When the night is dark—why, the stars are sharp-pointed, and  there's quiet. Why, you rise up and up! Every pointed star gets driven into your  body. It's like that. Hot and sharp and—lovely."  

 Kneeling there, her hand went out toward his legs in the greasy black trousers.  Her hesitant fingers almost touched the cloth. Then her hand dropped to the ground.  She crouched low like a fawning dog.  

 He said, "It's nice, just like you say. Only when you don't have no dinner, it ain't."  

 She stood up then, very straight, and her face was ashamed. She held the flower  pot out to him and placed it gently in his arms. "Here. Put it in your wagon, on the  seat, where you can watch it. Maybe I can find something for you to do."  

 At the back of the house she dug in the can pile and found two old and battered  aluminum saucepans. She carried them back and gave them to him. "Here, maybe  you can fix these."  

 His manner changed. He became professional. "Good as new I can fix them." At  the back of his wagon he set a little anvil, and out of an oily tool box dug a small  machine hammer. Elisa came through the gate to watch him while he pounded out  the dents in the kettles. His mouth grew sure and knowing. At a difficult part of the  work he sucked his under-lip.  

 "You sleep right in the wagon?" Elisa asked.  

 "Right in the wagon, ma'am. Rain or shine I'm dry as a cow in there."  

 It must be nice," she said. "It must be very nice. I wish women could do such  things."  

 "It ain't the right kind of a life for a woman.  

 Her upper lip raised a little, showing her teeth. "How do you know? How can you  tell?" she said.  

 "I don't know, ma'am," he protested. "Of course I don't know. Now here's your 

kettles, done. You don't have to buy no new ones."  

 "How much?"  

 "Oh, fifty cents'll do. I keep my prices down and my work good. That's why I  have all them satisfied customers up and down the highway."  

 Elisa brought him a fifty-cent piece from the house and dropped it in his hand.  "You might be surprised to have a rival some time. I can sharpen scissors, too. And I  can beat the dents out of little pots. I could show you what a woman might do."  

 He put his hammer back in the oily box and shoved the little anvil out of sight. "It  would be a lonely life for a woman, ma'am, and a scarey life, too, with animals  creeping under the wagon all night." He climbed over the singletree, steadying  himself with a hand on the burro's white rump. He settled himself in the seat, picked  up the lines. "Thank you kindly, ma'am," he said. "I'll do like you told me; I'll go  back and catch the Salinas road."  

 "Mind," she called, "if you're long in getting there, keep the sand damp."  

 "Sand, ma'am?. .. Sand? Oh, sure. You mean around the chrysanthemums. Sure I  will." He clucked his tongue. The beasts leaned luxuriously into their collars. The  mongrel dog took his place between the back wheels. The wagon turned and crawled  out the entrance road and back the way it had come, along the river.  

 Elisa stood in front of her wire fence watching the slow progress of the caravan.  Her shoulders were straight, her head thrown back, her eyes half-closed, so that the  scene came vaguely into them. Her lips moved silently, forming the words "Good bye—good-bye." Then she whispered, "That's a bright direction. There's a glowing  

there." The sound of her whisper startled her. She shook herself free and looked  about to see whether anyone had been listening. Only the dogs had heard. They  lifted their heads toward her from their sleeping in the dust, and then stretched out  their chins and settled asleep again. Elisa turned and ran hurriedly into the house.  

 In the kitchen she reached behind the stove and felt the water tank. It was full of  hot water from the noonday cooking. In the bathroom she tore off her soiled clothes  and flung them into the corner. And then she scrubbed herself with a little block of  pumice, legs and thighs, loins and chest and arms, until her skin was scratched and  

red. When she had dried herself she stood in front of a mirror in her bedroom and  looked at her body. She tightened her stomach and threw out her chest. She turned  and looked over her shoulder at her back.  

 After a while she began to dress, slowly. She put on her newest underclothing and  her nicest stockings and the dress which was the symbol of her prettiness. She  worked carefully on her hair, pencilled her eyebrows and rouged her lips. 

 Before she was finished she heard the little thunder of hoofs and the shouts of  Henry and his helper as they drove the red steers into the corral. She heard the gate  bang shut and set herself for Henry's arrival.  

 His step sounded on the porch. He entered the house calling, "Elisa, where are  you?"  

 "In my room, dressing. I'm not ready. There's hot water for your bath. Hurry up.  It's getting late."  

 When she heard him splashing in the tub, Elisa laid his dark suit on the bed, and  shirt and socks and tie beside it. She stood his polished shoes on the floor beside the  bed. Then she went to the porch and sat primly and stiffly down. She looked toward  the river road where the willow-line was still yellow with frosted leaves so that  under the high grey fog they seemed a thin band of sunshine. This was the only  color in the grey afternoon. She sat unmoving for a long time. Her eyes blinked  rarely.  

 Henry came banging out of the door, shoving his tie inside his vest as he came.  Elisa stiffened and her face grew tight. Henry stopped short and looked at her.  "Why—why, Elisa. You look so nice!"  

 "Nice? You think I look nice? What do you mean by 'nice'?"  

 Henry blundered on. "I don't know. I mean you look different, strong and happy."   "I am strong? Yes, strong. What do you mean 'strong'?"  

 He looked bewildered. "You're playing some kind of a game," he said helplessly.  "It's a kind of a play. You look strong enough to break a calf over your knee, happy  enough to eat it like a watermelon."  

 For a second she lost her rigidity. "Henry! Don't talk like that. You didn't know  what you said." She grew complete again. "I'm strong," she boasted. "I never knew  before how strong."  

 Henry looked down toward the tractor shed, and when he brought his eyes back to  her, they were his own again. "I'll get out the car. You can put on your coat while  I'm starting."  

 Elisa went into the house. She heard him drive to the gate and idle down his  motor, and then she took a long time to put on her hat. She pulled it here and pressed  it there. When Henry turned the motor off she slipped into her coat and went out.  

 The little roadster bounced along on the dirt road by the river, raising the birds  and driving the rabbits into the brush. Two cranes flapped heavily over the willow-

line and dropped into the river-bed.  

 Far ahead on the road Elisa saw a dark speck. She knew.  

 She tried not to look as they passed it, but her eyes would not obey. She  whispered to herself sadly, "He might have thrown them off the road. That wouldn't  have been much trouble, not very much. But he kept the pot," she explained. "He  had to keep the pot. That's why he couldn't get them off the road."  

 The roadster turned a bend and she saw the caravan ahead. She swung full around  toward her husband so she could not see the little covered wagon and the  mismatched team as the car passed them.  

 In a moment it was over. The thing was done. She did not look back.  

 She said loudly, to be heard above the motor, "It will be good, tonight, a good  dinner."  

 "Now you're changed again," Henry complained. He took one hand from the  wheel and patted her knee. "I ought to take you in to dinner oftener. It would be  good for both of us. We get so heavy out on the ranch."  

 "Henry," she asked, "could we have wine at dinner?"  

 "Sure we could. Say! That will be fine."  

 She was silent for a while; then she said, "Henry, at those prize fights, do the men  hurt each other very much?"  

 "Sometimes a little, not often. Why?"  

 "Well, I've read how they break noses, and blood runs down their chests. I've read  how the fighting gloves get heavy and soggy with blood."  

 He looked around at her. "What's the matter, Elisa? I didn't know you read things  like that." He brought the car to a stop, then turned to the right over the Salinas  River bridge.  

 "Do any women ever go to the fights?" she asked.  

 "Oh, sure, some. What's the matter, Elisa? Do you want to go? I don't think you'd  like it, but I'll take you if you really want to go."  

 She relaxed limply in the seat. "Oh, no. No. I don't want to go. I'm sure I don't."  Her face was turned away from him. "It will be enough if we can have wine. It will 

be plenty." She turned up her coat collar so he could not see that she was crying  weakly—like an old woman. 

 John E Steinbeck  


No comments:

Post a Comment