TRUYỆN DỊCH
John E. Steinbeck –The Grapes of Wrath
"Muốn điều gì, cần điều gì, họ phải bước ra và thực hiện điều mong muốn. Họ dám đương đầu với đau khổ và có khi phải điên lên trong tranh đấu..." (Grapes of Wrath, tr 173).
***
Chiếc Hudson đời cũ, người, đồ đạc, chất cao ngất . Tiếng cót két, rên rỉ, xe gắng bò đến Sallisaw xong quay sang
huớng tây. Mặt trời làm lóa cả mắt. Al vẫn giữ đều tốc độ trên con đường bê tông do cậu ta biết bộ nhún xe không nguy lắm . Sallisaw đến Gore mất hai mươi mốt dặm, chiếc Hudson đang chạy ba mươi lăm dậm một giờ. Gore đến Warner mười ba dậm, Warner tới Checotah mất mười bốn dậm nữa; Từ Checotah tới Henrietta, khá xa, tới ba mươi bốn dậm đường, nhưng phải gắng mà lết để tới được một thị trấn khá đúng nghĩa với nó -cần mười chín dậm nữa từ Henrietta đến Castle . Giờ đây mặt trời đã quá đỉnh đầu, cánh đồng hai bên đất đỏ chóe, không khí như sôi lên, lung linh dưới ánh nắng thiêu đốt của mặt trời.
Al, (Al Joad ) làm tài xế, đang cầm chắc tay lái . Nét mặt cậu căng thẳng . Hầu như toàn bộ người Al đặt vào hết cho chiếc xe . Đôi mắt chẳng hề ngơi nghỉ, Al hết nhìn đường lại liếc xuống bảng điều khiển . Al lại đặt mình vào tình trạng của máy xe, từng tế bào trong đầu Al đang lắng nghe cổ máy xe từng hồi trở chứng; từng tiếng cọc cạch lạ tai , tiếng phì phò phản kháng của nó đều báo trước một biến cố cho chiếc xe có thể làm nó nằm liệt lại giữa đường . Cậu ta rõ ràng là linh hồn của nó .
Bà nội, ngồi cạnh cậu ta, bà vừa ngủ gà ngủ gật vừa nói lảm nhảm trong cơn mơ ; có lúc bà hé mắt theo dõi huớng trước, rồi lim dim ngủ lại. Má ngồi sát bên Bà, một khuỷu tay để ra thành cửa, da tay bà rám đỏ vì ánh nắng rát bỏng . Má cũng huớng mắt nhìn huớng trước, nhưng mắt bà có ánh nhìn như vô định, chẳng nhìn con đường , chẳng ngắm bao cánh đồng, cùng mấy trạm xăng, kể cả mấy quán ăn bên đường . Bà chẳng hề liếc mắt nhìn chúng khi chiếc Hudson lướt qua.
Al nhúc nhích đổi lại thế ngồi trên chiếc ghế lái hư. Bàn tay anh ta xoay xoay trên tay lái, chợt Al thở dài:
- Tiếng máy nghe rắc rối lắm, nhưng con nghĩ cũng qua thôi . Có Chúa mới biết được số phận nó khi leo lên dốc với gánh nặng như vầy . Từ đây tới California còn biết bao ngọn đồi nữa hả Má ?
Má chậm chạp quay đầu lại, ánh mắt trở lại nét sinh động .
-Theo Má , còn nhiều dốc lắm.
-Dĩ nhiên Má không biết . Nhưng nghe còn nhiều dốc và núi cao nữa, toàn là núi lớn không à .
Trong giấc mơ, tiếng Bà vẫn rên rỉ, than van một hồi dài .
Al tiếp tục:
-Leo mãi như vậy thì sẽ cháy máy xe thôi , hay là nhà mình nên quăng bớt đồ đi cho nhẹ xe hả Má . Đúng ra mình không nên chở thêm ông thầy đạo đó .
-Truóc khi đi chúng ta hứa sẵn lòng cho ông theo rồi mà?
Má tiếp
-Thầy sẽ giúp chúng ta nhiều con à .
Trả lời con trai, mắt bà lại huớng về con đường chói chang ánh nắng.
Al - một tay lái, tay kia nắm cần số đang run lên bần bật. Cậu ta coi bộ khó tìm ra câu nói . Từng chữ như âm thầm uốn tròn trong miệng, bật lớn ra tới Má:
-Má...
Bà chậm rãi quay lại con trai, đầu hơi lắc lư khi chiếc xe đang chạy.
-Má, má sợ lắm phải không? Má đang lo nghĩ nơi nhà mình tới phải không má?
Mắt bà vương chút gì tư lự:
-Má...cũng hơi lo con ạ .
-Không phải là chuyện sợ sệt , má đang nghĩ hoàn cảnh nơi đó ra sao để đối phó, để bắt tay vào việc đó chứ.
-Không phải má đang lo ở đó không giống như chúng ta nghĩ, không phải má đang sợ nơi mình tới sẽ không tốt hả má?
-Không phải thế đâu ! bà nhanh chóng trả lời
- Má chưa hề nghĩ thế. Con cũng đừng nên nghĩ thế , Má cũng không nên thế. Thiên hạ sống đông đúc nơi đó. Hoà vào cuộc sống nơi hàng ngàn con người đang sống với nhau , gia đình ta cũng là môt, nếu má muốn hoà nhập với họ. Ngay con còn trẻ, con có thể hoà chung cuộc sống nơi đó khá dễ dàng. Nhưng đây là con đường bắt buộc má phải đi, đây là con đường mà mọi người phải đi, nếu muốn mau có xương heo thịt heo mà ăn đó con.
Mặt Má chợt đanh lại:
-Má có thể thực hiện , nhưng phần má làm ngang đây, má không thể làm nhiều hơn thế . Người ta sẽ buồn phiền nếu má làm nhiều hơn thế. Trong tâm tư má hiểu sâu xa về chuyện này con à.
Bà NỘI ngáp dài, chợt mở mắt bà ngơ ngác nhìn quanh.
-Ta muốn ra ngoài, Chúa ôi .
-Ráng chút nữa nội ơi, lên dốc sẽ có cái chòi nghỉ bên đường.
-Chòi hay không chòi ta muốn xuống thôi, con nghe chưa?
Nội tiếp tục rên rỉ:
-Nội muốn xuống, nội muốn xuống...
Al tăng ga, vừa ngang cái chòi lá bên đường, cậu dừng lại. Má mở cửa, ì ạch kéo bà già uống vào trong mấy bụi cây gần đó. Tay Má gắng giữ cho Nội khỏi té khi dìu bà ngồi uống đất.
Trên đống đồ cao ngất, những khuôn mặt cháy nắng do họ chẳng biết trốn vào đâu. Tom, Thầy Casy, Noah, Bác John, tất cả mệt đừ, đầu rũ uống. Ruthie Và Winfiel leo từ thành xe xuống , núp tạm trong bụi. Connie đỡ vợ, Sharon xuống thật nhẹ. Trong bạt che, Nội đã thức, ông thò đầu ra ngoài nhưng mắt còn mơ màng chưa tỉnh.
Nhìn mọi người xong dần dà Ông nhớ ra:
-Nội muốn xuống không? Tom gọi ông.
Nội huớng cặp mắt bơ phờ:
-Thôi.
Thoáng chốc, sự giận dữ trở lại trong đôi mắt:
-Ta đã nói ta không đi. Ta muốn ở lại như Muley kia.
Ông chỉ nói được chừng này thì phải ngưng. Má đang dìu bà leo lên đoạn bờ sông lên con lộ.
-Tom!
Bà kêu con trai.
-Con lấy mớ xương heo, má để dưới tấm bạt. Nhà mình phải ăn một ít.
Tom kéo cái nồi, chuyền tới từng người. Cả nhà đứng bên đường, cùng nhau gặm những khúc xương heo, lẫn ít thịt còn sót lại trên đó.
Pa coi bộ khoái chí:
- Cơ may còn đem theo những thứ này đây.
-Leo được lên dốc kia chắc khó lắm. Nước cất đâu rồi?
-Sao bà không lo chuyện này? Tôi đã rót sẵn cho từng bình rồi mà?
Pa leo lên thành xe nhìn vào trong bạt.
-Không có đây, hay chúng ta quên rồi ?
Cơn khát đến tức thì. Winfield rên rỉ trước tiên,
-Con muốn uống, con muốn uống?
Người lớn liếm môi. Ý thức về cơn khát đến thật tình cờ. Mối hoảng loạn nhỏ bé bắt đầu nảy sinh.
Al cảm nhận được sự sợ hãi nào đó bắt đầu nhen nhóm:
-Trạm đầu tiên chúng ta tới chắc là có nước, cần mua xăng nữa.
Cả nhà lại leo lên xe. MÁ đỡ bà Nội lên, xong ngồi cạnh bà. Al nổ máy, chiếc xe tiếp tục lên đường.
***
Từ Castle đến Paden mất hai mươi lăm dặm đường. Bóng ác tà vượt qua khỏi thiên đình bắt đầu nghiêng bóng. Nắp két nước trước xe lại tiếp tục nhúc nhích , làn hơi phun ra nghe rin rít. Gần Paden có căn lều trọ bên đường, trước nó có hai bơm xăng. Trong hàng rào có vòi nước cùng một chậu rửa măt. Al cho xe len vào xong huớng mũi xe ngay vòi nước. Vừa lúc, một gã mập mạp , tay cùng mặt đỏ ửng . Hắn ta từ chiếc ghế cạnh bơm xăng bật dậy tiến tới phía họ. Gã bận cái quần treo nhung , to sợi; cái áo thun polo; chiếc mũ bảo vệ đầu bằng carton, sơn màu bạc. Sóng mũi , dưới mắt gã, lốm đốm mồ hôi; tạo thành dòng ngay trong các nếp nhăn vùng cổ. Gã chầm chậm tiến tới chiếc xe, ném cái nhìn xoi bói, hung hản :
-Này mấy người có mua gì không? Xăng hay đồ?
Al là người ra khỏi xe trước, cậu dùng đầu ngón tay mở nắp két nước, xong lách bàn tay thật nhanh tránh làn hơi nóng .
-Tôi cần mua xăng thưa ông.
-Có tiền không?
-Chắc hẳn là có rồi, bộ ông nghĩ chúng tôi xin sao?
Nét hung hản vội biến mất trên khuôn mặt phì nộn kia:
-Ồ! Được thôi các bạn, cứ lấy nước đi.
Gã nhanh nhảu giải thích:
-Đường lúc này đầy loại người ghé vào xin nước, làm bẩn nhà cầu, rồi sau đó, lạy Chúa ...còn ăn cắp vài thứ chẳng mua tí gì. Họ chẳng còn đồng nào mà mua. Chỉ vào xin cho được một gallon xăng rồi tiếp tục đi.
Tom giận dử thả đồ xuống đất tiến tới gã mập kia :
-Chúng tôi có trả tiền.
-Khỏi phải lo cho không chúng tôi. Chúng tôi cũng không đòi hỏi hay xin xỏ gì ông cả
-Tôi không có ý đó với các bạn đâu.
Gã mập chống chế. Mồ hôi gã lại tiếp tục ứa ra dưới cánh tay áo polo ngắn:
-Cứ lấy nước đi nhé, nếu các bạn cần cứ tự nhiên dùng nhà cầu
Winfield lại vòi nước. Cậu bé ngửa cổ vào đầu vòi , uống thoải mái, lại để nước tuôn từng dòng trên đầu và mặt:
-Nước không mát , cậu bé la lên.
-Ta chẳng biết họ tới nơi nào ?
Gã mập tiếp tục câu chuyện . Sự ca cẩm của gã giờ thay đổi bằng sự trao đổi với gia đình Joad.
-Hàng ngàycó tới năm mươi, sáu mươi chiếc xe chở đầy nhóc người. Thiên hạ đi đâu về huớng tây ? con cái vật dụng gia đình chất hết trên xe. Họ về đâu? Họ làm gì ở đó tôi chẳng hiểu nỗi.
-Họ giống như chúng tôi đây , Tom tiếp lời
-Họ đi tìm đất sống, tìm cách hội nhập vào vùng đất mới , chỉ có thế .
-Ồ, ta không biết vùng đất họ tới tên gì? Ta hoàn toàn không biết. Nơi đây ta cũng vậy, Ngay đây, ta cũng cố gắng hòa mình vào cuộc sống. Có chuyện đáng nói , chẳng có chiếc xe sang , to lớn nào ghé như vậy không? hoàn toàn không, thưa ông. Những chiếc xe kia họ luôn ghé lại mấy trạm xăng lớn, sơn vàng trong phố , không đời nào họ ghé những chỗ tồi tàn như đây . Chỉ có người ra đi lũ lượt kia thì ghé đây nhưng chẳng ai mua nỗi thứ gì?
Al sơ ý làm bật cái nắp két nước lên cao, nó văng lên khoảng không để lại phía dưới tiếng làn hơi phun lên cùng tiếng bùm bụp của két nước nóng bỏng. Trên mui xe, con chó săn tù túng chịu đựng, rón rén bò tới cạnh đống đồ nhìn ra. Tiếng nó rên ư ử nhìn vòi nuóc. Bác John leo lên xách gáy con chó đem nó xuống xe. Con chó mấy cái chân giò cứng đơ, loạng choạng lết tới liếm láp chút bùn dưới vòi. Những chiếc xe chạy vụt qua trên xa lộ, loang loáng dưới ánh nắng, thổi làn gió nóng hừng hực vào trạm xăng. Al lo đổ đầy két nước.
Gã mập tiếp tục câu chuyện:
-Thật ra ta chẳng mua bán được gì với khách giàu có, chuyện mua bán ta chỉ có với khách nghèo thôi . Đúng họ dừng đây và đổi đồ lấy xăng mà đi . Lại phía sau , ta sẽ cho ông bạn thấy những thứ mà số người nghèo kia trao đổi với ta . Nào giừong nào xe đẩy trẻ con, nào nồi niêu song chảo . Có gia đình phải đổi con búp bê con họ đang chơi để đổi lấy một gallon xăng. Giờ ông bạn xem ta phải làm gì với những thứ vặt vảnh này ? mở tiệm bán rác ư ? Tại sao có gã đưa ta đôi giày chỉ lấy môt gallon xăng ? Và nếu như ta là gã kia ta dám cá ta có thể đổi được ...
Gã chợt liếc nhìn Má và thôi nói.
Thầy Jim Casy vừa vò ướt đầu tóc, những giọt nước còn nhỏ xuống thành hàng trên vầng trán cao, cần cổ gân guốc của ông cũng ướt, chiếc áo cũng vậy. Ông tiến tới cạnh Tom:
-Không lỗi lầm gì nơi họ cả , thầy lên tiếng nói, làm thế nào để bạn phải bán cái giừong bạn ngủ cho một thùng xăng đầy đó?
-Ta biết là không phải lỗi lầm nơi họ. Mọi người nói chuyện với ta đều có một lý do quá ư khẩn thiết. Nhưng cái xứ họ tới tên gì? đó là điều ta rất muốn biết. Tình cảnh phải ra sao khi con người không còn sống được. Nông dân lại không còn sống được với nghề nông. Ta hỏi ông, tình cảnh như vậy thì làm sao? Ta không thể nghĩ ra. Ta hỏi bất cứ ai họ đều không nghĩ ra? Cái người đổi ông đôi giày kia đúng ra giúp gã đi được hàng trăm dặm đường. Ta không thể hiểu nỗi?
Thầy đạo lại cởi chiếc mũ bạc, dùng lòng bàn tay quệt mồ hôi trán. Tom trái lại, dùng chiếc mũ lưỡi trai để lau mồ hôi trán. Anh tiến tới vòi nước, thấm ướt chiếc mũ, vắt khô và tiếp tục đội lên đầu. Má kéo cái ly thiếc bên cạnh chiếc xe, rót cho Ông và Bà, hai người đang ngồi trên đống đồ. Má đứng bên thành xe vói đưa tách nước cho Ông Nội, ông chỉ liếm láp một ít lên môi xong lắc đầu từ chối uống thêm. Đôi mắt già nua đầy đau khô ngước nhìn Má trong thoáng chốc, ý thức kia lại tan biến đi mau.
Al mở máy cho xe đi thụt lùi lại máy bơm xăng.
-Hãy đổ cho xe tôi, thùng xăng khoảng 7 gallons, nhưng bán cho 6 gallons thôi vì e nó tràn ra ngoài.
Al nói vẻ cẩn thận.
Gã mập đút vòi xăng vào:
-Không hề gì đâu, thưa ông.
Gã tiếp:
-Ta chưa hề biết các người tới xứ đó sẽ ra sao? Họ có giúp cho tất cả không?
Casy giờ mới phân tích đầy biện thuyết:
-Quanh vùng này ai cũng hỏi câu đó. Chúng ta tới đó ra sao? Theo ta chúng ta chưa bao giờ biết sẽ ra sao cả do chúng ta ai cũng giữa đường đang mãi đi và tiếp tục đi. Tại sao bà con không nghĩ thế? Tất cả họ đều di chuyển, đều đang đi. Mọi người đều đang đi, đang tiến tới. Sự tiến tới bắt bà con phải đi. Đó là tại sao bà con luôn luôn di chuyển. Di chuyển làm bà con mong muốn điều tốt đẹp hơn cái đang có. Đó là cách duy nhất để họ có được điều họ muốn. Muốn điều gì, cần điều gì, họ phải bước ra và thực hiện điều mong muốn. Họ dám đương đầu với đau khổ và có khi phải điên lên trong tranh đấu. Ta từng đi khắp nơi, đều nghe bà con nói như bạn.
Gã mập lo bơm xăng, cái kim chỉ số đang đọc trên mặt đồng hồ ghi số lượng:
-Ông nói đúng, nhưng rồi tương lai họ ra là gì? Đó là những gì ta luôn muốn biết?
Tom khó chịu ngắt lời:
-Ồ, làm như ông thì chẳng bao giờ biết được vấn đề. Thầy Casy đã cố gắng giải thích nhưng ông cứ hỏi mãi một điều như thế. Tôi hay gặp những người hỏi như ông. Thật ra các ông chẳng hỏi, nhưng lại cùng "ca" một bài y nhau.
-Chúng tôi sẽ ra sao? do các ông không muốn biết. Toàn đất nước này nay đều biến đổi. Thiên hạ chạy tứ tán, người chết đói khắp nơi. Có thể nơi này sắp chết đến nơi nhưng chưa ai hay biết. Quá nhiều người giống ông. Các ông chưa thực sự muốn biết chuyện gì, tự mình ca hát, ngủ vùi trong bài hát cho mình thôi.
- Chúng tôi sẽ ra sao hả?
Vừa nhái lại, anh vừa nhìn cái trụ xăng, cũ, rỉ sét. Sau trụ xăng là cái trạm xăng, dựng từ những miếng gỗ cũ, còn dấu lỗ đinh trước đây. Dám bạo gan để lại vết sơn vàng của các đại công ty xăng lớn dưới phố. Dù có sơn lại nhưng cũng không đủ che đi sự bắt chước này, các lỗ đinh, đường nứt lấy từ ván cũ của đại công ty đó. Lớp sơn che này giờ cũng không còn khả năng sơn mới lần nữa. Sự bắt chước này là một thất bại; gã chủ tự biết mình thất bại. Trong cánh cửa khép hờ, Tom thấy vài thùng phuy đựng xăng, chỉ hai thùng. Quày bán kẹo cũ rích, kẹo và que cam thảo lâu ngày đã chuyển màu nâu, năm ba gói thuốc lá. Cái ghế hư. Cái màn gió , một lỗ thủng ở giữa, dơ dáy. Ngoài kia, cái sân ngổn ngang đáng ra phải trải sỏi. Ngoài cái sân , cánh đồng bắp chết héo dưới cơn nắng hạn. Một cái nhà nhỏ chứa đồ cạnh trạm xăng , gồm những chiếc lốp xe cũ, vá víu. Đây là lần đầu anh thấy một người như gã mập này bận thứ quần treo với cái áo polo rẽ tiền, cái mũ giấy như vậy.
Anh tiếp tục:
-Tôi chẳng hề khoác lác ông à. Với cuộc đại hạn này, ông sẽ chẳng còn gì. Không bao lâu đâu, ông cũng bỏ chạy ra đường như vậy . Không phải vì mấy chiếc máy cày như hoàn cảnh chúng tôi, mà do mấy cái đại công ty xăng màu vàng trong thành phố của các ông đó. Người ta dần hồi phải bỏ đi như thế.
Giọng Tom ngập ngừng :
-Và ông cũng tính chuyện ra đi không?
Tay gã mập chậm lại trên cần bơm, hắn chợt ngưng trong thời gian Tom nói. Gã nhìn Tom vẻ lo lắng:
-Sao ông bạn biết được chuyện này? Câu hỏi của gã có phần tuyệt vọng.
-Làm sao ông bạn biết được chúng tôi đây cũng sửa soạn thu dọn mọi thứ để chạy về huớng tây vậy?
Thầy Casy giành câu trả lời:
-Mọi người đều thế cả…
-Ngay ta người thuờng chiến đấu hết sức mình diệt loài quỷ dử vì ta nghĩ ra quỷ dử là quân thù. Nhưng giờ đây mọi người gặp điều còn tệ hơn trường hợp của ta vì quỷ dử nay nắm hết trọn bộ đất nước này. Chuyện không phải ra đi để chặt vụn con quỷ này. Có bao giờ ông thấy con quái vật Gila con thằn lằn khổng lồ có nọc đọc này bắt nó phải chặt hai nó ra . Chặt đầu nó ngay cổ , treo đầu nó lên , dùng cái tuốc vít căng đầu nó ra, cho nó nhỏ nọc độc xuống cái lỗ mà miệng nó đào bên dưới.
Ông thầy ngưng nói, nhìn xiên qua huớng Tom.
Gã mập trố mắt, thất vọng huớng về phía trước. Bàn tay gã chầm chậm xoay cái kềm mỏ -léc.
-Ta thực sự không biết sẽ ra sao đây nữa+
Giọng gã yếu xìu.
***
Phía vòi nước, vợ chồng Connie và Rose of Sharon đang đứng bên nhau, thì thầm nói chuyện. Anh chàng Connie rửa cái ly thiếc , dùng ngón tay thử xem nước thế nào trước khi rót nước cho vợ. Rose tần ngần ngắm từng chiếc xe chạy vụt qua trên xa lộ. Connie mang nước đến gần nàng:
-Nước không mát lắm em à, nhưng dù sao cũng đỡ khô họng. Anh chàng tự an ủi.
Nàng nhìn lại chồng, mĩm cười kín đáo. Nhiều điều khó hiểu trong nàng nhất là thời gian này nàng đang mang thai, những điều kín đáo cùng những im lặng nho nhỏ gom lại áng chừng rất có ý nghĩa . Nàng bằng lòng với chính nàng, chỉ than phiền với những điều thực sự có vấn đề. Nàng hay sai khiến Connie với những điều ngớ ngẩn, mà hai vợ chồng đều cảm thấy ngớ ngẩn thật. Tuy vậy Connie cũng bằng lòng về vợ mình, lại càng hứng thú khi nàng mang thai. Anh chàng thích mình nằm trong số những bí mật trong đầu người vợ . Có lần thoáng thấy vợ mình kín đáo cười, anh cũng kín đáo cười một mình. Niềm tin tưởng của hai vợ chồng truyền qua nhau qua tiếng thầm thì. Thế giới đang xích lại gần họ,và đôi vợ chồng là trung tâm của thế giới đó; đúng ra Rose of sharon nàng mới đúng là cái rốn của thế giới kia mà Connie là một quỷ đạo nhỏ bé bay quanh nàng. Những điều họ nói, là một dạng bí ẩn nào đó cho riêng họ.
Sharon lơ đãng hướng mắt ra xa lộ.
-Em chưa khát lắm.
Nàng bằng lòng cho có.
-Mà em cũng nên uống một ít.
Anh chồng gật đầu ngay, anh hiểu ngay ý vợ. Nàng đưa tay đỡ ly nước ấm từ tay chồng, súc miệng một ngụm, nhổ đi trước khi uống hết.
-Em uống nữa chứ? anh ta hỏi nàng.
- Em gắng uống thêm nửa ly nữa thôi.
Nói xong anh rót ngay thêm nửa ly nước đưa cho nàng.
Có chiếc Lincoln Zephyr thấp, màu trắng bạc chạy vụt qua. Nàng xoay người trông chừng mọi nguòi ở đâu, tất cả đang kề cận chiếc xe tải của gia đình.
-Anh có thích theo gia đình như thế này không \?
Connie thở dài:
-Có lẽ sau này.
Hai vợ chồng đồng hiểu câu chồng nàng nói.
-Chán khối công việc tại Cali, tới đó xong sau này chúng mình sẽ sắm xe riêng cho vợ chồng mình. Nhưng loại này ...
Anh muốn nói về chiếc Zephyr vừa chạy qua:
-Loại đó giá cũng ngang với cái cái nhà cỡ bự. Nhưng anh cần có nhà trước còn hơn.
-Em mong có một cái nhà và cái xe loại đó.
Nàng tiếp:
-Dỉ nhiên, chúng mình cần có nhà trước ..
Hai vợ chồng hiểu ý nhau. Vui mừng nhất là chuyện có thai của nàng.
-Em vẫn khoẻ trong người chứ?
Anh chồng hơi lo ngại
-Em mệt vì xe chạy, trời lại nóng.
-Nhà mình phải đi như thế, nếu không như thế thì làm sao tới được Cali hả em?
-Em hiểu.
Nàng thông cảm chồng.
Con chó đi theo, giờ đi vơ vẩn quanh xe. Nó ngửi ngửi gần chiếc xe, xong lon ton chạy tới liếm láp ở vũng nước đọng lại dưới vòi. Uống xong, nó bỏ đi, mũi và tai nó rục xuống. Con chó tìm quanh gì đó dọc theo rìa cỏ đầy bụi bên đường, cạnh vỉa hè. Nó chợt ngẩng đầu, nhìn về trước xong lao qua... Rose thét lên! Một chiếc xe lớn đang chạy nhanh qua, tiếng lốp rít lên bất ngờ. Con chó cố tránh một cách vô vọng, mấy cái bánh xe đã lăn qua giữa người nó . Chiếc xe hơi chậm lại, vài khuôn mặt ngó lui, xong tăng tốc độ chạy biến. Con chó, vũng máu, mớ ruột gan phèo ra, chân cẳng còn run run giữa đường.
Tom và Bác John bước ra tới cạnh xác chó. Chân con vật run run cuối cùng lịm hẳn trên cái xác bấy nhầy. Tom dùng chân hất xác cho cạnh đường. Bác John vẻ ân hận như gây nên cái chết cho nó:
-Đúng ra ta nên cột nó lại.
Pa nhìn xuống xác nó một lúc, ông quay đi:
-Thôi hãy rời khỏi đây
-Ta không nuôi nỗi nó, biết đâu thế cũng hay.
Gã mập tiến lại phía sau chiếc xe:
-Chia buồn cùng mấy bạn, không bao giờ để chó lẩn vẩn sát xa lộ cả. Năm ngoái, ta bị chết hết ba con nên giờ không dám nuôi thêm con nào.
Gã tiếp:
-Các bạn chớ lo, ta sẽ chôn giúp cho, trong đám bắp đó kìa.
Má lại gần chỗ Sharon đang ngồi. Nàng còn run do cảm kích:
-Con sao không? Sharon?
-Con sợ lắm hả?
-Con nhìn cảnh nó bị cán má à. Cho con đi ngay thôi.
-Má nghe con la hoảng lên, hãy bạo gan lên con à .
-Mẹ có nghĩ rằng con chó nó bị đau đớn lằm không?
-Không đâu.
-Con cứ khư khư cái ý nghĩ vậy thì tuỳ con. Nào đứng dậy mạnh bạo lên giúp má một tay xem nào. Tìm giúp Bà Nội con xem đang ở đâu nào, tạm quên thằng chồng non dại của con một phút xem sao nào .
-Thế Bà Nội đi đâu ? Sharon hỏi mẹ
-Má không biết, bà quanh đâu đây thôi, xem chừng trong nhà vệ sinh.
Con gái bà đi ngay vào nhà cầu, chỉ phút sau nàng đi ra một tay dìu bà.
- Bà lại tìm cách ngủ trong đó.
Sharon mách.
Bà nội nhăn nhó:
-Trong đó thật là thích, cái nhà cầu thật thông nước chảy thoải mái. Nội thích chỗ đó.
Bà nói ra một cách mãn nguyện:
-Nếu không đánh thức nội dậy thì đã là một giấc ngủ thật tuyệt quá đi.
-Cháu đây đâu có chỗ ngủ nào vừa ý đâu nội.
Vừa nói, Sharon vừa giúp dìu bà vào xe.
Nội vui vẻ ngồi vào:
-Không hẳn chỗ đó tốt do đẹp mà tốt do nó tốt.
Tom giục:
-Thôi lên đường, chúng ta còn nhiều dậm nữa.
Tiếng huýt sáo của Pa , lanh lảnh , nhọn hoắc
-Rồi giờ đây bao đứa con yêu đi về phuơng nào ?...
Ngón tay đặt vào miệng, Pa huýt:
Từ đám bắp, hai đứa trẻ bắt đuôi nhau chạy ra. Ruthie trước và Winfield nối tiếp.
-Được mấy quả trứng?Ruthie kêu to
-Con được mấy cái nè.
Cô chạy lại gần, đứa em Winfield chạy đằng sau. Cô xoè tay ra khoe mười mấy quả trứng chim mềm màu xám trắng trong lòng bàn tay bẩn thỉu.
Vừa xoè tay ra xong, mắt cô tròn xoe nhìn xác con chó bên lề đường
-Ôi !
Ruthie cùng Winfiedl từ từ tiến chậm lại xác nó, mắt trân trân nhìn.
Pa kêu hai đứa nhỏ:
-Thôi lẹ lên hai con, không nhanh thì hai đứa ở lại đây luôn nghe?
Hai đứa bé từ từ quay lại xe trong ánh mắt đau khổ.
Cô bé Ruthie nhin nắm trứng rắn mối xam xám trong lòng bàn tay lần chót và quăng mất. Hai đứa nhỏ leo lên ngồi sát vào sườn xe.
-Mắt con chó vẫn còn mở mà?
Ruthie thì thầm nói một mình .
Nhưng Winfield lại thấy thích ý trong cảnh này. Cậu bé nói mạnh miệng:
-Ruột con chó lộn tùng phèo ra...
Im lặng một giây , thằng bé lại tiếp:
-Ôi nó lộn tùng phèo ra.
Cậu ta lăn lộn, ói mửa ra thành xe. Lúc cậu bé ngồi dậy mắt ướt đẫm, nước mũi lòng thòng.
-Chẵng giống cảnh giết heo chút nào.
Cậu bé nói y như giải thích.
BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ
PHẦN 2
Al mở nắp trước mũi chiếc Hudson lên. Anh cẩn thận đo lại mức dầu. Xong anh mang cái thùng dưới gầm ghế tài xế lại chêm thêm một ít dầu máy đen loại rẻ tiền vào ống máy. Al đo lại lần nữa.
Tom bước lại gần:
-Anh lái thay em một đoạn nghe?
-Em chưa mệt đâu. Al từ chối
-Ôi, tối qua đến giờ em chưa ngủ chút nào. Sáng nay anh có ngủ rồi. Anh thức dậy trên mui. Thôi để anh lái cho .
-Thôi thế thì anh lái đi .
Al trả lời Tom một cách miễn cưỡng.
-Nhưng anh phải cẩn thận, để ý thật kỷ mức dầu máy. Cho xe chạy chậm thôi. Em canh chừng chập điện. Anh phải trông chừng kim độ thật đều. Nếu nó nhảy tưng tưng là sấp chập diện đó. Phải cho xe chạy chậm. Xe mình chở quá nặng đó anh biết không ?
Tom cười phá lên:
-Anh sẽ trông chừng nó thật kỷ, em cứ yên tâm nghỉ đi.
Cả nhà giờ lại dồn đống lên chiếc xe tải. Má ngồi bên bà Nội, Tom thay Al rồ máy.
-Ngon ơ!
Nói xong, Tom tiến xe vào lòng xa lộ. Chiếc xe tải chạy đều đều. Mặt trời toả nắng xuống bầu trời trước mặt. Bà nội tiếp tục ngủ say dù Má thỉnh thoảng ngủ gật đụng đầu vào bà. Tom lo kéo vành mũ trước trán để tránh tia nắng chói thẳng vào mắt.
Từ Paden tới Meeker xa ba muơi dặm, mất mười bốn dặm từ Meeker tới Harah, tiếp đến là Oklahoma City -một thành phố lớn. Tom tiếp tục lái xe thẳng qua. Má thức dậy ngắm mấy con phố lúc xe đi qua. Cả gia đình, lố nhố trên chiếc xe cùng trố mắt ngắm mấy tiệm hàng. Những căn nhà bề thế, những toà nhà làm việc cao ngất. Rồi tiếp đến các dảy nhà, bin-đinh thấp bé, nhỏ hơn sẽ nhường chỗ cho những bãi tha ma, xe cũ, những tiệm thức ăn nhanh hot -dog, những vũ trường ngoại ô thành phố.
Hai đứa nhỏ Ruthie và Winfiel thì ngắm trọn vẹn, không bỏ sót thứ gì. Nét lạ lùng, đồ sộ của một thành phố đã làm chúng choáng váng lạ lùng. Người thành phố ăn mặc sặc sở, bao áo quần đẹp cũng làm chúng kinh ngạc đến nỗi phải sợ hãi. Hai đứa lặng thinh không nói với nhau lời nào, cứ nhìn cho đã mắt rồi bàn tán sau. Chúng ngắm những cần trục chuyển dầu trong thành phố. Những cần trục đen trui trủi, bốc mùi dầu, khói đầy không khí. Nhưng chúng không dám hé môi, sự to lớn và lạ kỳ làm chúng thật sự sợ sệt.
Về phần Sharon, nàng thấy có người đàn ông bận một bộ đồ màu nhạt đi trên phố. Ông ta mang đôi giày trắng cùng đội cái mũ rơm phẳng đầu. Nàng dùng cùi chỏ hích nhẹ Connie cùng xem gã đàn ông đó. Cả hai khúc khích cười nhỏ thôi, nhưng rồi tiếng cười lại lớn hơn. Hai vợ chồng vội che miệng lại. Nếu làm cho ai cười theo cũng hay. Ruthie và Winfield trông thấy hai vợ chồng cười khúc khích muốn cười theo nhưng hai đứa không dám. Tiếng cười không kéo dài được do hai vợ chồng đã cố nín cười nên nghẹt thở đỏ cả mặt.
Ngoại ô thành phố này lớn thật. Tom cố gắng lái xe thật cẩn thận và chậm trong dòng xe cộ đông đúc. Giờ đây chiếc xe chở gia đình đã vào lại xa lộ 66, con đường vĩ đại về miền tây. Mặt trời đang lặn dần về phía chân trời đằng trước con đường. Kiếng trước nhuốm đầy bụi. Tom tiếp tục kéo cái vành mũ thấp hơn, vừa dựa đầu lui hết đằng sau để nhìn cho rõ. Bà nội vẫn ngủ say dù tia nắng chiếu thẳng vào mắt bà. Tia nắng soi rõ những mạch máu xanh trên thái duơng và những mạch máu nho nhỏ trên gò má nội màu rượu đỏ, Nhiều vết chàm già nua trên mặt bà lại đen xẩm hơn thêm.
Tom buông tiếng than:
-Xe mình phải đối mặt với hướng nắng chói chang này lâu lắm !
Sau một thời gian dài im lặng, Má lên tiếng:
-Hay là mình tìm chỗ nào dừng nghỉ một lúc trước khi trời lặn, má cần nghỉ để làm ít bánh mỳ cùng luộc một ít thịt heo nữa. Phải tốn thì giờ như vậy thôi Tom à.
Tom bằng lòng:
-Được thôi à Má.
-Chuyến đi này đâu lái 'cái ro' là đến đâu? chúng ta đang cần nghỉ nhiều chặng mới đến được.
Từ Oaklahoma City đến Bethany mất mười bốn dặm đường.
Tom đề nghị:
-Tốt nhất chúng ta nên dừng xe trước mặt trời lặn. Al gắng che lại trên mui. Nắng thiêu chết hết mấy người trên cao ấy em à.
Má lại ngủ gật, đầu chúi phía trước xong bà lại nói tiếp:
-Phải nấu chút gì cho bữa tối thôi.
Rối bà lại nói qua chuyện khác:
-Tom, ba con bảo má rằng con đang vượt qua ranh giới tiểu bang rồi đó ...
Một khoảng lâu sau Tom mới trả lời:
-Vâng, thì sao hả Má?
-Ồ, má lo lắm, chuyện con đang vượt quản chế, họ sẽ bắt con lại mất?
Tom vừa dùng bàn tay che nắng chiếu vào mắt,
-Má lo đến vậy à?
-Con đã tính kỹ rồi. Có nhiều người như con lắm, và họ cũng ra đi như con vậy. Nếu con có làm bậy gì đó ở miền tây, họ cần phải tìm ra hình ảnh và dấu tay của con từ Washington gửi về đúng họ mới giải con về lại tù. Nhưng nếu con không phạm điều gì, thì ai công đâu theo con làm gì cho phí sức.
-Ồ vậy hả, má rất lo về chuyện đó con à. Có lúc nào con phạm pháp nhưng con sẽ không nghĩ nó là phạm pháp không? Có nhiều thứ tại Cali có thể là phạm pháp mà chúng ta không hiểu. Có nhiều chuyện chúng ta nghĩ là đúng nhưng có thể tại Cali cho là không đúng.
-Má làm như con ra tù ngang xuơng không bằng; mà dù con có bị bắt con cũng gắng thoát ra được, thôi má hãy bỏ cái chuyện lo ấy đi, còn khối việc khác đáng lo mà má chưa nghĩ tới, má biết không?
-Phút vượt qua ranh giới tiểu bang, ngay cái tội đầu tiên này thôi má cũng chẵng giúp gì được con.
-Ồ, thà vậy còn hơn nằm chờ chết đói ở Sallisaw hả má? thôi tốt hơn hết là tìm chỗ dừng xe thì hay hơn cả.
***
Họ vượt qua Bethany vào địa phận nơi khác . Theo con muơng nơi cái cống xuyên qua đường, có chiếc xe cũ đã ngừng lại và cắm trại bên đường trước họ. Làn khói nấu nướng bốc lên qua cái ống xuyên qua căn lều mới dựng đó.
Tom chỉ về hướng đó:
-Kìa, người ta cắm lều trước rồi kìa, coi bộ chỗ này được lắm.
Anh cho xe chậm lại rồi dừng bên đường.
Mui trước chiếc xe du lịch kia đang còn dựng lên, một người trung niên đang đứng xem xét máy xe. Gã đội cái nón rơm rộng vành , rẽ tiền, áo sơ mi xanh, cái vét đen lốm đốm, cái quần Jean thẳng đứng bám đầy bụi vàng. Những đường hằn sâu trên gò má của khuôn mặt nạc của gã thụng xuống làm xuơng gò má và cằm gã nhô ra rõ nét.
Gã ngước nhìn lên khi chiếc xe nhà Joad trờ tới, ánh mắt gã thoáng vẻ khó chịu và cáu bẩn.
Tom nghiêng đầu ra cửa xe.
-Ông ơi có ai cấm đậu xe qua đêm ở đây không vậy ?
Gã hết nhìn chiếc xe và chăm chú vào Tom:
-Tôi không biết, chúng tôi chỉ tạm dừng đây vì xe không đi thêm được thôi.
-Có nước quanh đây không vậy ?
Gã chỉ tay về trạm xăng còn một phần tư dặm hướng trước
-Đó đằng đó có nước, họ cho ông bạn một sô nước đằng đó.
Tom chần chừ không đi ngay, anh đoán ra ẩn ý ông này.
-Ồ, coi bộ ông lo chúng tôi cắm trại gần ông ở đây chứ gì ?
Gã mặt nạc xem chừng bối rối
-Ô chúng tôi đâu làm chủ chỗ này đâu, chúng tôi bị dừng lại đây do chiếc xe chết tiệt này
Tom thuyết phục:
-Dù sao đi nữa bạn và chúng tôi cũng bị dừng lại đây. Ông giờ chỉ còn quyền nói cần bạn láng giềng hay không đấy thôi.
Câu thuyết phục về lòng tử tế xem chừng có hiệu quả tức thời. Khuôn mặt nạc kia biến thành nụ cười:
-Sao không? chắc là vậy rồi, hân hạnh gặp các bạn ở đây .
Nói xong, gã cất tiếng gọi
-Sairy ơi có vài người bạn cũng dừng đây để qua đêm ở đây , ra đây mà chào họ đi.
Gã giải thích thêm:
-Sairy đang mệt;
Căn lều rung động, một khuôn mặt đàn bà khó chịu ló ra. Một khuôn mặt nhăn nheo trông y chiếc lá khô nhưng đôi mắt đen kia lại toả ra tia nhìn cộc cằn. Những tia nhìn như phát ra từ hai cái hố kinh dị. Người bà ta nhỏ thó, run rẩy. Bà cố đứng thẳng người trước cửa lều. Cánh tay níu lấy tấm vải bạt, trông y như khúc xuơng phía ngoài được che phủ một lớp da nhăn nheo.
Tom lái xe ra khỏi đường đậu vào cánh đồng cùng một hàng với chiếc xe du lịch kia. Mọi người nhảy ra khỏi xe ; Ruthie và Winfield nhảy xuống quá lẹ, hai đứa kêu lên vì những cái gai cỏ vướng tù chân đến tay. Má lẹ làng bắt tay vào việc. Bà tháo ba thùng cái thùng
đựng nước phía sau xe tiến đến hai đứa trẻ đang la hét.
-Nào, các con hãy giúp má mang mấy cái thùng này tới đó, nhớ nói cho lễ phép...'xin làm ơn giúp cho cháu một thùng nước ' còn nhớ nói thêm ' xin cám ơn bác', xong mang nước về đây cho má, nhớ đừng làm vơi nước
-Có củi thì nhó kiếm về đây cho má luôn .
Hai đứa nhỏ thình thịch chạy đi (stamped away) về phía chiếc lều.
Cạnh lều đang diễn ra một cảnh khó chịu nho nhỏ, một khoảnh nín lặng nào đó trong sự xã giao giữa những người vừa gặp nhau.
Pa lên tiếng:
-Mấy bạn là người Oklahoma chứ?
Al. đứng gần chiếc xe kia, anh thoáng thấy bảng số xe ghi tên tiểu bang
-Kansas.
Anh chàng nói ngay.
Gã mặt nạc trả lời nhát gừng:
-Galena, cũng gần đây. Wilson, tên Ivy Wilson
-Chúng tôi là gia đình Joad
Pa đàng hoàng tiếp:
-Gia đình tôi đến từ vùng Sallisaw thưa ông
- Vậy à, hân hạnh gặp được các bạn người vùng Oklahoma (Oklahomy
folks) Sairy ơi, đây là gia đình Joad đây em.
-Nghe giọng nói, tôi đoán các bạn không phải là người Oklahoma ngay mà- cũng không phải là điều đáng nói, ông bạn hiểu cho
Ivy trả lời, giọng thông hiểu:
-Ai mà không nói giọng khác nhau. Người Arkansas nói khác, người Oklahoma giọng nghe lại khác. Chúng tôi đây nghe một bà người từ Massachusetts nói khác hơn nhiều, khó hiểu lắm.
Noah cùng Bác John và
người thầy đạo lo tháo một số đồ cần dùng trên xe xuống. Ba người lo đỡ ông nội xuống xe. Ông ngồi thừ trên đất, dáng yếu ớt. Noah nhìn ông một lúc:
-Nội đau hả?
-Thằng quỷ này nói đúng, ta đau muốn chết đây nè.
Tiếng nội yếu ớt.
Sair Wilson từ từ bước lại phía ông.
-Cụ nên vào nghỉ trong lều một lúc đi . Cụ cứ nằm trên tấm nệm trong đó mà nghỉ cho khoẻ người.
Nội ngước nhìn bà, cố lắng nghe tiếng nói nhỏ nhẹ phát ra từ người đàn bà này.
-Cụ cần phải nghỉ, vợ chồng chúng tôi sẽ giúp cụ khoẻ lại.
Ông nội bất ngờ kêu khóc, tiếng khóc khàn khàn của một người già. Đôi môi khô héo, mấp máy làm cái cằm nhọn ông lão đu đưa theo. Má chạy vội lại quàng tay qua nguòi ông. Bà cố đỡ ông đứng lên, tấm lưng to lớn của má đang rướn lên để dìu ông lại lều.
Ông bác lằm bằm:
-Đáng ra lúc này ông phải khoẻ thì lại đau? Trước kia ông có thảm hại như giờ đâu. Trong đời ta chưa bao giờ ông khóc lu bù như vậy.
Ông bác vội leo lên xe, quăng xuống tấm nệm.
Má bước ra lều, tiến lại thầy Casy:
- Thầy có lần nào gần nguòi bệnh nào chưa, ông chúng tôi đang yếu, xin thầy viếng ông chúng tôi một chút đuơc không thầy?
Thầy Casy bước ngay vào lều. Một tấm nệm đôi có phủ mền đàng hoàng; cái lon làm bếp nấu, chân sắt, vài chút lửa đeo leo lét cháy. Một thùng nước nhỏ kế đó, một thùng gỗ đựng vài ba thứ linh tinh, kèm theo một cái thùng dùng thế bàn; mọi thứ chỉ có thế . Mặt trời lặn, chiếu vài tia sáng vàng vọt xuyên qua hông lều. Bà Sairy Wilson đang quỳ gối cạnh tấm nệm, Ông nội đang nằm ngữa. Mắt ông giờ thao láo ngó lên trần lếu, gò má ông đỏ rực, hơi thở nặng nhọc.
Thấy Casy nâng cánh tay khẳng khiu của ông lão lên:
-Nội mệt lắm hả?
Đôi mắt của ông lão trừng trừng, cố hướng về tiếng nói nhưng chẳng tập trung được. Đôi môi lão mấp máy muốn nói nhưng chẳng ra lời. Thầy Casy bắt mạch cho ông, đặt tay ông xuống xong lại sờ trán ông. Có một sức chiến đấu nào đó trong thân thể ông. Chân ông luôn lay động, đôi tay mãi chới với. Ông nói gì đó một tràng dài nhưng không ra một ngôn ngữ nào. Mặt ông giờ ửng đỏ dưới hàm râu lởm chởm, trắng bạc.
Sairy Wilson hỏi nhỏ thầy Casy:
-Có tệ lắm không ông?Người thầy ngước nhìn khuôn mặt nhăn nheo cùng đôi mắt đầy lo âu kia.
-Ông có cho rằng...?
-Theo tôi có thể là trường hợp kia
-Cái gì? thầy Casy hỏi.
-Có thể không phải đâu. Tôi không muốn nói thế .
Thầy Casy ngoái nhìn nét mặt đỏ ửng
-Ý bà muốn nói, ông cụ có thể bị đột quỵ chăng?
-Tôi có ý rằng, trước đây tôi thấy có ba trường hợp y vậy ông à.
Phía ngoài đưa vào âm thanh dựng lều, chặt củi, tiếng Má đang khua song chảo. Giờ Má nhìn hé vào trong:
-Bà nội muốn vào thăm ông đây, Có để bà vào không ?
Thầy trả lời vọng ra:
-Bà nội chỉ làm rộn đó thôi
Má lo ngại:
-Liệu ông có ổn không thầy?
Thầy Casy lắc đầu nhè nhẹ.Tia nhìn của Má thoáng nhanh lên khuôn mặt già nua đang phấn đấu đỏ ửng do máu dồn nén lên đó. Bà bước nhanh ra ngoài , tiếng bà còn vọng vào lều:
-Ông ổn thôi bà, ông cần nghỉ một tí.
Tiếng bà nội, vẻ lẫy hờn:
-Ta biết mà, ta muốn vào thăm ông. Ông chướng lắm (tricky devil). Có gì ông cũng không nói cho con biết đâu.
Vừa nói bà chạy vụt vào lều. Bà nội đứng ngay trên đầu nệm:
-Chuyện gì đây ông già?
Như nghe lệnh, ông cụ gắng hé mắt nhướng về phía tiếng hỏi, môi ông mấp máy.
-Ông già lẫy đó mà, ta nói với các người ông già quái đản lắm mà . Ông già muốn lẻn đi sáng nay nhưng chẳng đi được do cái hông ông lão đau nhừ
Bà nội tiếp, vẻ hằn học:
-Ông già này quái gỡ lắm, chỉ có ta thấy còn lão thì đâu nói cho ai biết trước đâu.
Thầy Casy gắng từ tốn
-Ông cụ không quái quỉ gì đâu bà ạ . Cụ đau nặng lắm
-Ồ!
Giờ Bà Nội mới chịu ngó xuống:
-Đau nặng lắm hả?
-Khá nặng, bà nội à
Bà cụ lưỡng lự một lát và hỏi nhanh:
-Ô sao chúng ta không cầu nguyện ? Ông là thầy đạo mà ?
Mấy ngón tay cứng cáp của thầy Casy nắm lấy khuỷu tay của ông Nội.
-Tôi đã nói với bà rồi, tôi không còn là thầy đạo nữa
-Dù là gì cũng phải cầu nguyện
Bà cụ nói như ra lệnh
-trong tâm của thầy biết hết mọi thứ mà
-tôi không biết, tôi không biết phải cầu nguyện gì đây, và cầu nguyện với ai đây ?
Đôi mắt bà đảo quanh , dừng lại ở bà Sairy
-Kìa, ông ta không cầu nguyện kìa
Bà nội tiếp:
-Có phải ta từng nói với thầy rằng lúc Ruthie còn đứa bé ốm tong teo nó đã cầu nguyện ra sao đó không? và hãy nói ngay giờ cho ta nằm xuống ngủ, ta cầu nguyện là chúa đến với ta thôi . Còn nó cầu ra sao mà cái tủ trống trơn và con chó ốm chẳng có gì. Amen, đó là gì mà nó cầu.
Mặt trời ngoài kia đang dọi xuyên qua tấm vải lều, in bóng người đi nga
Giờ ông nội có thể đang vật lộn với cơn bệnh. Các thớ thịt của ông co giật. Thình lình ông nội kêu ằng ặc trong họng như một sức nặng kinh hồn đè lên ông . Ông nằm cứng đơ , ngưng thở. Thầy Casy nhìn xuống thấy da mặt ông cụ bầm tím. Bà Sairy đập vai thầy Casy, thì thào:
-Kéo lưỡi ông cụ, kéo lưỡi ông cụ ngay ...
Casy gật đầu:
-Bảo bà vào ngay.
Vừa nói ông thầy vừa cạy cái hàm cứng đơ của ông nội , xong ngoáy sâu vào họng ông tìm cho ra phần lưỡi. Khi nâng được cái lưỡi ra , có tiếng thở khò khè của người bệnh tiếp liền sau đó. Một thoáng hơi không đều được thổi vào cho ông . Thầy Casy tìm chiếc que trên nền đất căng chiếc lưỡi của ông phía trong miệng, hơi thở của ông phều phào.
Bà Nội lay hoay như con gà mắc đẻ:
-Cầu nguyện! cầu nguyện đi! ta bảo các người cầu nguyện đi!
Sairy gắng sức kéo bà lại.
-Khốn nạn, cầu nguyện đi, cầu nguyện ...
BÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ (PHẦN CHÓT)
Bà nội gào lên Thầy Casy thoáng nhìn lên bà cụ. Hơi thở bà trở nên hổn hển, dồn dập:
-Lạy Cha
chúng con ở trên Trời, thánh danh Cha là ...
-Quang Vinh ...bà nội hét lên
-Người đã đến nước Chúa, việc trần gian người đã mãn, giờ là lúc lên Trời
-Amen
Thoáng nghe một tiếng há hốc, rồi một tiếng khóc bật ra vào không gian "Xin Chúa Ban Cho Chúng Con Ngày Sống Hôm nay- Bánh Ăn Hàng Ngày- Và Tha Thứ Cho Chúng Con ..."
Hơi thở kia đã ngừng hẳn. Thầy Casy buông ánh mắt trìu mến cảm thuơng ngó xuống cặp mắt trắng đục, sâu thẳm của ông cụ.
-Hallelujah, tiếp tục,tiếp tục… Bà nội khẩn thiết
-Amen
Thầy Casy chấm dứt.
***
Bà lặng yên đứng đó. Tiếng ồn ngoài lều cũng đồng loạt ngưng lại. Có tiếng xe nào chạy vụt qua trên đường. Thầy Casy còn quỳ bên tấm nệm. Ngoài lều, tất cả mọi người đều nín thinh, thật yên lặng như cố lắng nghe âm thanh nào từ một cái chết. Bà Sairy dìu bà nội ra ngoài. Bà nội cố ngẩng cao đầu để chứng tỏ sự cuơng nghị của mình. Bà Sairy giúp bà ngồi trên tấm nệm lót sẵn phía ngoài. Nội cố nhìn thẳng như tự hào về cái tính cuơng nghị đó. Cái lều lặng yên một lát, cuối cùng thầy Casy vén tấm bạt cửa bước ra.
Pa giờ lên tiếng:
-Thầy cho
biết cơn bệnh của nội là bệnh gì thưa thầy ?
-Đột quỵ, đột quỵ cấp tính!
Cuộc sống vẫn tiếp tục. Mặt trời xuống đường chân trời chiếu ánh sáng sà sà ngang mặt đất. Có mấy chiếc xe tải dài màu đỏ chở hàng chạy trên đường. Tiếng xe ầm ầm rung động nền đường tiếng nghe như động đất. Mấy ống khói to, thẳng, phùn phụt phun lên từng bụm khói dầu cặn đen xỉn. Mỗi xe có một tài xế. người lái phụ đang ngủ trong cái giường tầng bám vào trần xe. Xe tải kia chạy suốt ngày đêm. Từng đoàn xe nặng nề chạy qua rung rinh mặt đất.
Giờ tất cả mọi người trong gia đình bắt đầu nhóm lại để làm lễ. Pa ngồi xổm ở đằng trước, kế là Bác John. Giờ Pa đứng vai gia chủ. Ma đứng bên ông. Noah, Tom và Al đều ngồi xổm y vậy. Thầy Casy ngồi xuống xong dựa mình vào khuỷu tay mình. Connie cùng Sharon bước ra một khoảng. Ruthie cùng Winfield đang phụ nhau xin nước về, tiếng thùng nước khua lách cách giữa hai đứa nhỏ. Linh cảm có chuyện gì, chúng rón rén bỏ thùng nước xuống yên lặng đứng bên mẹ. Bà nội vẫn lạnh lùng ngồi yên thế. Nét mặt bà có chút gì đó kiêu hãnh chờ cả nhà tụ họp xong cho đến khi không ai còn để ý, bà mới nằm xuống lấy tay che mặt. Mặt trời đỏ ối đã lặn, còn vuơng lại vài ánh hoàng hôn trên nền đất đủ soi sáng những khuôn mặt những ánh mắt lấp lánh phản chiếu thứ ánh sáng sót lại của một ngày. Màn đêm đang đến và đang lấy đi mọi thứ ánh sáng của một ngày vừa qua.
Pa lên tiếng:
- Hôm nay là tại căn lều của Ông Wilson...
Bác John gục gặc đầu.
-Ông thuê căn lều này
Pa đồng ý tiếng nghe nho nhỏ
-Họ thật thân thiện
Wilson đứng cạnh chiếc xe chết máy, bà vợ Sairy tới chiếc nệm ngồi xuống cạnh bà nội, cẩn thận tránh đụng vào bà.
Pa lên tiếng gọi:
-Ông Wilson ơi
Giờ Wilson mới lê bước tới gần, cùng ngồi xổm xuống. Sairy giờ mới tiến lại gần chồng.
-Gia đình chúng tôi thành tâm biết ơn ông và bà những người tử tế
-Chúng tôi hân hạnh được giúp đỡ quý bạn
Ông Wilson khiêm tốn trả lời.
Pa tiếp với giọng cảm kich
-Chúng tôi mang ơn ông nhiều quá
-Đừng nói chuyện ơn nghĩa trong cái chết...
Hai vợ chồng Wilson và Sairy đồng thanh át cả giọng Pa
-Xin đừng bao giờ nói chuyện mang ơn nữa.
Al chen vào:
-Xin ông cho phép tôi sửa xe ông. Cháu và anh Tom sẽ sửa được
Giọng Al mang vẻ tự hào chen lẫn niềm vui sướng khi được về lại làm bổn phận gia đình.
Ông Wilson đành chấp nhận:
-Chúng tôi thấy cần các bạn giúp cho một tay.
Pa đề nghị:
-Chúng tôi cho rằng cần làm những việc sau. Trước tiên là vấn đề luật pháp. Xin ông làm báo cáo về cái chết này. Như vậy khi làm báo cáo một là người ta thu lệ phí bốn muơi đô la khi họ đảm đuơng việc chôn cất hai là họ sẽ lo chôn cất theo cách dành cho người nghèo khổ
Bác John chen vào
-Không chúng ta đâu phải là người nghèo khổ
Tom lên tiếng giải thích
-Nhà mình cũng học kinh nghiệm này. Cũng như chưa bao giờ kinh nghiệm chuyện bị tống ra khỏi đất đai của mình đang ở vậy
Pa giọng phân trần
-Chúng ta mất sạch. Cũng không đổ tội này lên cho chính chúng ta . Chúng ta không trả nỗi tiền, thì chúng ta chưa bao giờ rớ vào cái gì; chúng ta chưa đưa tay ra nhận của từ thiện từ người nào cả. Ngay lúc Tom gặp cảnh rắc rối tù đầy chúng ta cũng ngẩng cao đầu đầy lòng tự tin. Nó chỉ làm điều mà một người đàn ông đáng làm
-Thế thì chúng ta giờ phải làm gì đây? Giọng Bác Tom nghe gay gắt.
-Chúng ta cứ thi hành điều luật pháp đã hứa. Họ sẽ thi hành những điều của họ để giúp cho cha chúng ta. Chúng ta chỉ còn một trăm năm muơi đô la. Nếu họ lấy lệ phí chôn cất nội là bốn muơi đô la , chúng ta sẽ không còn khả năng tới được California nữa.
-Chúng tôi cho rằng cần làm những việc sau. Trước tiên là vấn đề luật pháp. Xin ông làm báo cáo về cái chết này. Như vậy khi làm báo cáo một là người ta thu lệ phí bốn muơi đô la khi họ đảm đuơng việc chôn cất hai là họ sẽ lo chôn cất theo cách dành cho người nghèo khổ
Bác John chen vào:
-Không chúng ta đâu phải là người nghèo khổ.
Tom lên tiếng giải thích:
-Nhà mình cũng học kinh nghiệm này. Cũng như chưa bao giờ kinh nghiệm chuyện bị tống ra khỏi đất đai của mình đang ở.
Pa phân trần:
-Chúng ta mất sạch. Cũng không đổ tội này lên cho chính chúng ta. Chúng ta không trả nỗi tiền, thì chúng ta chưa bao giờ rớ vào cái gì; chúng ta chưa đưa tay ra nhận của từ thiện từ người nào cả. Ngay lúc Tom gặp cảnh rắc rối tù đầy chúng ta cũng ngẩng cao đầu đầy lòng tự tin. Nó chỉ làm điều mà một người đàn ông đáng làm
-Thế thì chúng ta giờ phải làm gì đây? Giọng Bác Tom nghe gay gắt.
-Chúng ta cứ thi hành điều luật pháp đã hứa. Họ sẽ thi hành những điều của họ để giúp cho cha chúng ta. Chúng ta chỉ còn một trăm năm muơi đô la. Nếu họ lấy lệ phí chôn cất nội là bốn muơi đô la , chúng ta sẽ không còn khả năng tới được California nữa, nếu không muốn vậy thì họ sẽ chôn cất nội như cách dành cho người nghèo, vậy thôi.
***
Đám đàn ông mãi bàn cãi đến lúc họ nhìn ra mặt đất tối hẳn trước đầu gối họ.
Giọng Pa nho nhỏ trong xúc động:
-Ngày xưa ông Nội mai táng cha với chính bàn tay của Nội, với niềm hãnh diện của một đứa con mai táng cha mình, mồ yên mả đẹp cũng do chính cái xẽng của nội các con. Đó cũng là cái thời mà người con trai có quyền chôn cất cha mình do chính bàn tay của mình.
-Giờ luật pháp thay đổi hết rồi!
Giọng Bác John chua chát xen vào:
-Đôi lúc cũng không nhắm mắt nghe theo pháp luật, mà phải linh động thôi, dù sao không cứ là nhất nhất làm ý chang. Có nhiều cái chúng ta không thể làm đúng như họ nói được. Lúc tên Floyd trở thành bất luơng, pháp luật bảo tha thứ cho y, chẳng có ai tha cho y cả. Có đôi lúc người ta phải linh động với luật. Ta muốn nói giờ đây ta muốn trở lại cái quyền được tự tay chôn cất chính cha mình. Ai có ý kiến gì không?
-Thầy đưa cao tay:
-Tuy luật pháp thay đổi, nhưng 'ngộ biến tuỳ quyền' (got to's' go on);
ông có quyền làm những gì ông đáng làm.
Pa ngó qua Bác John:
-Đây cũng là quyền của anh nữa đó anh John. Có ý nào chống lại chuyện này không anh ?
-Không chống đối.
Bác buông thỏng:
-Chỉ có cách duy nhất là làm vào ban đêm, đem ông ra chôn thật nhanh.
Giọng Pa chua xót xen hổ thẹn:
-Chúng ta không làm được y như Nội. Cũng do chúng ta cần tới California trước lúc hết tiền.
Tom chen vào:
-Có lúc bà con chôn một người, bà con còn nghĩ ai đã
giết hắn? Thế mà chính phủ thì sao? họ chỉ biết lợi lộc trên xác chết thôi, có lúc mối lợi này còn nhiều hơn người này lúc còn sống. Khốn nạn thật, họ không truy nguyên tại sao mà người này chết, và người chết là ai ? Con đề nghị chúng ta viết gốc tích của Nội, tại sao lại mất tại đây và tại sao chúng ta phải chôn cất nội ngay đây , xong chúng ta bỏ vào cái chai để cạnh ông Nội.
Pa đồng ý ngay ý kiến của Tom.
-Con nói nghe rât phải. Viết cho đàng hoàng, để người ta sau này biết nội có con cháu đông. Phải kèm tên nội đi theo, để sau này người ta biết rằng nội không chết như một người già cô độc. Có thêm ý kiến gì không?
đám người im lặng.
Pa quay lại Má:
-Bà gắng giúp bồng nội ra chứ?
-Vâng tôi sẽ bồng Nội ra. Nhưng ai nấu ăn tối đây?
Sairy nhanh nhảu :
-Tôi sẽ giúp nấu bữa tối cho. Bà cứ làm việc đó đi. Tôi và con gái lớn của bà nấu ăn thế cho bà.
-Ồ hay quá, thật là cám ơn bà . Má mừng rỡ.
-Noah, con tới tới mấy thùng thịt muối, đem ra mấy miếng thịt heo ngon nhất ra cho má. Muối chưa thấm nhiều nên nấu ngon lắm.
-Bên tôi có nửa bao khoai bà ạ.
Sairy nói với Má.
Má bảo Pa:
-Mình đưa cho tôi hai đồng loại nửa đô la?
Pa luồn tay trong túi lấy mấy đồng đô la kim loại đưa cho bà. Má đổ đầy nước vào cái chậu tắm mang vào lều. Trong lều tối om.Bà Sairy giúp thắp nến đi vào. Dựng xong cây nến lên mặt cái thùng xong, Bà Sairy bước ra. Trong phút giây ngắn ngủi, Má liếc nhìn xác ông với tấm lòng đầy thuơng cảm. Má xé một miếng khăn của mình cột hàm Nội khít lại. Nắn lại chân tay xong, bà xếp hai tay Nội úp lên phía ngực. Kéo mí mắt ông xuống, Má đặt một đồng tiền lên mỗi mắt. Sau cùng, Má gài nút áo và rửa mặt cho Ông.
Bà Sairy nhìn vào:
-Bà cần giúp một tay không?
Má chậm rãi nhìn lên:
-Bà vào đi, tôi cần nói chuyện này với bà?
-Đứa gái lớn của bà giỏi giang quá, cô gái lột vỏ khoai rành quá chừng. Bà Sairy khen.
-Nào tôi giúp được gì đây?
-Tôi đã rửa ráy cho ông xong rồi bà ạ. Nhưng ông tôi không còn bộ áo quần nào khác nũa. Dỉ nhiên là tấm vải đắp (quilt) của bà coi như đã hư rồi vì nó không bao giờ để mùi người chết dính vào đây. Tôi nhớ con chó của tôi cứ sủa hoài và cắn vào tấm nệm mà mẹ tôi trước khi chết nằm trên đó, dù đã hai năm. Chúng tôi sẽ cuốn ông tôi vào tầm vải đắp của bà, chúng tôi sẽ làm lại cái khác, chúng tôi sẽ làm tấm vải đắp khác lại cho bà ngay thôi.
Bà Sairy dứt khoát:
-Thôi xin bà đừng nói thế. Nhà tôi vinh hạnh làm được điều phước này. Thân tôi bất an bấy lâu nay. Đến lúc con người như tôi cần phải làm việc thiện bà ạ.
Má gật đầu:
-phải, con
người cần việc đó lắm.
Má nhìn một hồi lâu vào khuôn mặt đầy râu của Nội. Hàm ông bị buộc lại, đôi mắt có hai đồng tiền đặt vào đang lấp lánh phản chiếu với ánh sáng cây nến.
-Ông không còn giống lúc bình thường. Thôi chúng ta cuốn ông lại.
-Bà cụ có vẻ dạn dĩ với chuyện này.
Má phân bua:
-Tại sao bà biết không? Vì Bà Nội quá già. Có khi bà nội chẳng hay chuyện gì xảy ra nữa? Bà còn không biết chuyện gì lâu. Còn lại, bà con chúng tôi đều tự hào vì còn giữ được bình thường. Tôi nhớ ba tôi hay nói ' bất cứ người nào cũng có thể suy sụp. Nhưng đàn ông thì không nên suỵ nhược như vậy' Do đó chúng tôi luôn luôn gắng giữ sức khoẻ.
Má đã quấn gần xong thân hình Nội. Tấm vải giờ đã quấn từ chân cho đến vai. Bà kéo một góc tấm vải phủ qua mặt ông. Sairy giúp đưa bà nửa tá kim găm ghim tấm mền đắp lại thật chặt trông y một bó dài. Xong xuôi, Má đứng hẳn dậy:
-Chôn cất ông như vậy cũng không tệ lắm. Giờ mình cần Thầy Đạo đi vào làm phép và bà con làm lễ xung quanh.
Thình lình Má hơi lảo đảo. Sairy chạy nhanh lại đỡ.
-Hình như bà mất ngủ ...
Má trả lời, giọng ngượng ngùng:
-Không, tôi không hề gì đâu. Bà thấy đó vì chúng tôi quá bận bịu mọi thứ đó thôi .
Sairy lo lắng:
-Xin bà hãy ra ngoài thoáng một ít.
-Đúng, tôi cũng xong đây rồi.
Sairy giúp thổi tắt ngọn nến, xong hai người đồng bước ra.
***
Ngọn lửa bập bùng sáng dưới con muơng nhỏ. Tom đang dùng que ngang và dây kẽm buộc nấu hai cái ấm. Nước đang sôi, lập bập cái nắp. Rose Sharon, nàng quỳ trên mặt đất hơ người gần ngọn lửa, tay cầm cái muỗng dài. Vừa thấy Má bước ra , nàng vụt đứng dậy lại gần bà.
-Má, con cần hỏi Má điều này
-Lại sợ nữa ư? Tại sao con không gắng đừng sợ lo cho đủ chín tháng hả con?
-Nhưng chuyện vừa rồi có ảnh hưỡng gì cho bé trong bụng không hả má?
-Con không nghe người ta nói à ? 'một hài nhi sinh ra không có điều âu lo là một hài nhi hạnh phúc ' có phải vậy không hả bà Wilson?
-tôi có nghe như thế; tôi còn nghe như vầy nữa nè 'đứa bé chào đời với quá nhiều điêu vui sướng thì sẽ là đứa bé buồn thảm' "
Sharon phân trần:
-Con cảm thấy hết sức bồn chồn trong người má à .
-Ồ, ai mà không bồn chồn như con, có ai nhảy múa được đâu? Thôi, con gắng trông giúp mấy cái nồi kia đi .
Gần ánh sáng ngọn lửa đó, nhóm đàn ông đang tụ lại với nhau bàn tính. Dụng cụ giờ đây gồm xẻng và một cái cuốc chim, nhọn hai đầu. Pa vạch một hình dài 8 bộ rộng ba bộ (feet). Họ thay phiên nhau đào huyệt. Pa dùng cuốc chim bới đất, Bác John dùng xẻng xúc đi. Đến phiên Al bới đất thì Tom lo xúc đi. Noah cuốc, Connie xúc . Cái huyệt sâu dần vì công việc tiếp sức không bao giờ chậm lại. Những xẻng đất vụt bay đi lên rào rạt, cái huyệt sâu dần ngang vai Tom.
Giờ anh lên tiếng hỏi:
-Sâu ngang đâu vậy Pa?
-Càng sâu càng tốt, con gắng cho độ hai bộ (feet) nữa. Giờ Tom, con nhảy lên, đi lấy tờ giấy vừa viết đi con.
Tom đu người vụt lên khỏi cái hố, Noah nhảy xuống đào tiếp thế Tom.
Tom đi nhanh tới Má, bà đang ngồi coi bếp lửa.
-Chúng ta cần giấy và viết Má ơi!
Má nhẹ lắc đầu:
-Ô không có, đó là thứ gia đình mình không mang theo.
Nói đoạn, bà hướng về phía bà Sairy.
Người đàn bà nhỏ thó kia vội bước nhanh lại lều. Bà trở lại trên tay cầm cuốn Thánh Kinh và nửa ngòi viết chì:
-Có rồi. Mấy bạn hãy viết ở trang trống phía ngoài, xong xé nó ra.
Nói xong bà đưa cuốn sách và viết cho Tom.
Tom ngồi xuống gần ngọn lửa. Mắt anh nheo lại, cố tập trung vào chữ viết; anh viết thật chậm và hết sức cẩn thận vào trang giấy độc nhất phía ngoài cuốn Thánh Kinh
-ĐÂY LÀ
TÊN CỦA ÔNG
WILLIAM JAME JOAD, tạ thế vì đột quỵ, một ông lão rất thọ. Con
cháu phải tự tay táng ông do không có tiền trả phí tổn mai táng. Chẳng ai ám toán ông cả, ông qua đời chỉ vì đột quỵ thôi.
Ngang đây, anh dừng:
-Má nghe con đọc đây. Nói xong anh đọc thật chậm cho mẹ nghe.
-Con viết nghe
hay quá. À tại sao không? sao con không trích một đoạn nào trong Kinh Thánh này vào cho người ta biết Nội là người có đạo hả con?
-Trích ngắn thôi, vì không có chỗ cho trang giấy này nữa.
Sairy chen vào:
-Thế thì câu "Xin Chúa Tha Thứ Cho Linh hồn Ông" được không hai vị?
-Không ổn đâu, câu này nghe như ông có tội và bị treo cổ không bằng; Tom chối ngay,
-Con tìm cách chép cho.
Nói xong, anh lật từng trang lẩm nhẩm đọc theo từng hơi thở.
-Đây rồi, câu này ngắn và hay nè:
- CHÚA NÓI CÙNG HỌ, Ô , KHÔNG NHƯ THẾ, THƯA CHÚA
-Nghe không có nghĩa gì hết, Sairy góp ý
-Hay là lật qua phần Thánh Thi thử xem vào phần trong . Thông thường tổ tiên ta thích Thánh THi lắm
Tom nghe theo lật tìm những câu trong phần Thánh Thi.
-CÓ thể câu này!
-Con nghĩ câu này hay, nó lột được ý nghĩa tôn giáo:
-PHƯỚC THAY
CHO KẺ NÀO ĐƯỢC THA TỘI VÀ TỘI LỖI ĐƯỢC CỨU
VỚT
được không?
-Câu này nghe hay. Má gật gù, con viết vào đi!
Tom cắm cúi viết. Phần Má tìm chai nước trái cây súc sạch, xong chùi khô. Tom viết xong bỏ vào chai, đóng nút thật kín.
Chợt Tom nhớ ra:
-Đáng lý để thầy Casy viết thì hay hơn Má à.
-Không phải đâu, Thầy đâu phải là bà con gì mình?
Nói xong bà lấy cái chai từ tay Tom đi vào lều. Má mở kim găm, luồn cái chai dưới bàn tay lạnh giá của xác Nội, xong ghim lại kỹ càng. Làm xong việc này, bà trở lại bên bếp lửa.
***
Toán đàn ông đào huyệt xong tiến lại gần ánh lửa, mặt họ lấp lánh mồ hôi.
-Xong rồi. Pa thở phào.
Pa, Bác John cùng Noah và Al cùng bước vào lều. Họ trở ra, cái bó xác dài được mang ở giữa. Mang xác Nội ra huyệt xong, Pa nhảy xuống trước đỡ đầu ông, nhẹ nhàng đặt xuống. Bác John chìa một tay, giúp kéo Pa lên.
-Bà nội ra
sao rồi? Pa chợt lên tiếng hỏi.
-Để tôi vào xem sao?
Má trả lời Pa xong chạy vội lại tấm thảm, nhìn Bà thật nhanh và vội chạy lại mộ của ông Nội:
-Bà đang ngủ, cũng có thể bà cố nằm vậy vì bà chướng với tôi, nhưng tôi nghĩ nên để bà nằm vì bà yếu lắm.
Pa hỏi thêm:
-Thế thầy đâu rồi? nhà mình nên mời Thầy làm lễ cho Nội.
-Con thấy Thầy đi bộ ra phía đường, có thể Thầy không muốn làm lễ đâu?
-Không muốn làm lễ ư?
-Không đâu. Tom tin vậy.
-Thầy không còn mục sư nữa. Thầy không muốn lừa dối người ta khi không làm mục sư nhưng lại làm một việc của người mục sưt như thế. Con dám cá là Thầy cố ý lánh mặt không cho ai thấy mình.
Không ai hay Thầy Casy lặng lẽ lại gần. Nghe Tom giải thích vậy liền lên tiếng:
-Ta không trốn đâu, ta trở lại giúp bà con đây, nhưng vấn đề là ta sẽ không lừa dối các vị.
Pa khẩn cầu :
-Xin thầy cầu kinh cho chúng con. Không ai an táng mà chẳng có một lời cầu kinh nào thầy ạ.
-Ta sẽ làm việc đó. Thầy Casy chấp nhận.
Connie dìu Sharon tới kế bên huyệt của ông nội, Sharon xem chừng lưỡng lự.
-Em phải tới một tí. Không tới đứng đây thì chẳng phải chút nào. Em chỉ đứng đây một lát thôi.
Ngọn lửa toả hắt hiu ánh sáng tới đám người, soi nhạt nhoà lên từng khuôn mặt, những ánh mắt. Thứ ánh sáng chiếu lờ mờ lên những màu áo quần đen thẩm. Mọi người dỡ mũ xuống hết khi ánh sáng kia đang nhảy múa với những chiếc bóng người.
-Ta xin làm buổi lễ ngắn.
Vị thầy nói xong liền cúi đầu xuống, mọi người liền làm theo người chủ lễ.
Bằng giọng nói trang nghiêm, thầy Casy bắt đầu:
-Hôm
nay đây có một cụ ông đã sống trọn một kiếp người và vị này đã ra đi. Ta chưa biết kẻ này thiện ác ra sao? nhưng không quan
trọng đối với ta
cho lắm. Khi
còn tại thế, thiện ác với kẻ này là trọng. Nhưng khi
kẻ này đã giã từ cuộc thế thì điều thiện ác chẳng còn. Có lần, ta nghe một người đọc một bài thơ như vầy 'mọi cuộc sống đều là thánh' Hãy nghĩ điều này, nó còn nhiều ý nghĩa hơn lời đã nói ra. Bởi thế ta không cầu cho người đã chết như cụ đây, vì khi chết thì đã hết tội lỗi. Cụ đã làm xong
công việc một công việc đã chọn duy nhất đó rồi. Còn chúng ta trong muôn ngàn thứ việc trên trần này, nhưng ta
không biết chọn lối nào đây. Đó là thứ ta cần cầu nguyện để các người chọn ra một lối để đi. Cụ ông hôm nay nằm đây cụ đã chọn xong
lối của mình. Giờ đây hãy lấp đất cho cụ, để cụ mãn phần.
Nói xong vị thầy ngẩng đầu.
-Amen.
Pa lên tiếng trước, những người còn lại lẩm nhẩm theo...
-Amen ... Pa xúc nửa xẽng đất rắc đều lên miệng huyệt. Làm xong ông trao xẽng lại cho Bác John; bác rắc một xẽng đầy hơn. Cái xẽng cứ thể truyền tay cho hết đám đàn ông. Mọi người đều thi hành bổn phận và cái quyền của họ. Pa bắt đầu xúc mạnh đống đất rời bên cạnh lấp huyệt. Đàn bà giờ trở lại bếp lửa, nấu cho xong bữa tối. Hai đứa bé Ruthie cùng Winfield chỉ biết đứng cạnh nhìn cùng nuốt nước bọt.
Ruthie đầy vẻ buồn bả:
-Nội bị nằm dưới kia rồi?
Winfield nhìn chị với ánh mắt đau đớn. Cậu bé vụt chạy ra khỏi bếp lửa, ngồi trên mặt đất khóc thút thít. Pa đã lấp được nửa huyệt, ông đứng thở hổn hển, còn ông Bác thì lo làm cho
xong phần việc của mình. Vừa lúc Bác John đang đắp và xoa láng lại phần cao của nấm mồ chợt Tom chận tay ông lại:
-Xin bác nghe con nếu chúng ta làm nấm mồ thì không biết lúc nào họ sẽ đào lên? Chi bằng chúng ta không cho họ biết nấm mồ. Hãy để bằng mặt đất và rải cỏ khô lên trên. Pa thở dài :
-Pa đâu nở làm vậy. Để nấm mồ bằng như vậy thật không phải chút nào?
-Thì đành chịu vậy thôi. Tom khẩn khoản.
-Họ sẽ đào ngay vì chúng ta phạm luật. Pa từng biết khi con phạm luật thì họ làm như thế nào rồi Pa à.
-Con nói cũng đúng. Pa quên chuyện này thật .
Nói xong , người cha giật cái xẽng từ tay anh John của ông, cùng san phẳng lại mặt mộ.
-Mùa đông này, nấm mồ sẽ lõm xuống mất. Ông lẩm bẩm.
***
Hai gia đình ngồi trên mặt đất, cùng ăn món khoai nấu với thịt heo. Tất cả đều im lặng, mắt chăm chú nhìn vào đống lửa. Ông Wilson, dùng răng xé miếng thịt heo, ông vừa thở ra vừa khen:
-Món heo này ngon thật.
Pa giải thích:
-Ồ, nhà tôi có cặp heo con. Chúng tôi nghĩ phải ăn chúng vì không thể nào nuôi thêm được nữa. Thời gian chúng tôi ra đi trên đường, Má bầy nhỏ phải lo bánh mỳ. Đó là lý do. Trên đường có hai thùng thịt heo đem theo trong xe tốt quá đi. Thế các bạn ra đi bao lâu rồi?
Ông Wilson đưa lưỡi làm sạch lại hàm răng, xong nuốt xuống:
-Chúng tôi không may, chúng tôi rời nhà đã ba tuần nay rồi.
-Sao vậy? Lạy Chúa Toàn Năng, chúng ta trù liệu tới Cali nội trong mười ngày hay ít hơn mà?
Al chen vào:
-Con không chắc đâu Pa. Chở nặng như nhà mình thì chúng ta không thể nào tới đó được đâu. Và nếu còn vượt núi thì khó lòng đi nỗi? Họ im lặng gần ngọn lửa. Tất cả đều ngó xuống, ánh lửa soi rõ tóc cùng vầng trán họ. Xa xa ngoài ánh lửa, vài ánh sao của một đêm hè bắt đầu lấp lánh rời rạc, sức nóng của ban ngày nguội dần. Bà Nội còn nằm trên nệm, quay lưng với ánh lửa, miệng rên nho nhỏ như con chó con. Mọi người đều quay đầu về phía bà. Má lên tiếng nhờ con gái:
-Rohsharn con là con gái giỏi nhất, gắng giúp má nằm cạnh bà đi con. Bà giờ cần có người vì bà đã biết lại rồi. Rose Sharon đứng dậy tiến lại chiếc nệm đoạn nằm cạnh bà cụ. Hai bà cháu nằm nói nho nhỏ với nhau trên tấm nệm, âm thanh như trôi dạt lan dần đến gần bếp lửa. Noah thố lộ:
-Nghĩ cũng ngộ làm sao? mất Nội mà mình không thấy khác gì hết. Mình cũng chẵng buồn hơn trước.
Thầy Casy giải thích:
-Chính là do cái cảnh đều cùng y nhau. Ông Nội và chỗ ở trước của ông đều giống y nhau.
Al nhắc lại:
-Có lúc nghe Nội nói chúng mình cũng hổ nguơi vô cùng. Nội mơ có một ngày nội sẽ tự tay bóp nho chảy nước ròng ròng xuống râu , và nhiều điều mơ ước sung túc như thế ...
Thầy Casy ra vẻ hiểu hơn:
-Ông phải luôn tự đánh lừa mình. Ta nghĩ là ông biết chuyện đó. Và ta nghĩ rằng Ông cụ không phải đêm nay mới chết, ông chết từ cái phút ông bị bứt rời nơi ở của ông kìa. -Thầy chắc vậy không? Pa hỏi giọng đau khổ. -Tại sao, không thế đâu. Ông nội vẫn thở mà?
Thầy Casy giọng trầm đều:
-Nhưng ông cụ đã chết. Linh hồn ông là quê huơng, chính ông cũng biết vậy. Bác John giờ chen vào:
-Thế thì thầy làm sao biết ba tôi đang chết?
-Vâng, ta biết và hiểu điều đó.
Bác John nhìn đăm đăm vào vị thầy, mặt ông thoáng nét lo sợ:
-Và thầy chẳng nói với ai cả sao thầy?
-Làm thế có tốt gì chăng? người thầy hỏi gặn lại.
-Nếu thầy nói --có thể chúng tôi đây sẽ làm điều gì rồi
-Điều gì?
-Tôi không rõ, nhưng ...
-Không có đâu. Các người không làm được gì đâu. Hướng đi của các người đã quyết và ông Nội chẳng có dự phần quyết định được. Ông không còn đau khổ nữa ngay sau tai biến sáng này. Đúng ra ông cụ phải ở lại quê huơng, ông cụ không thể nào rời quê huơng được.
Tiếng Bác John thở dài thườn thượt.
Ông Wilson chợt nhớ ra, chen vào:
-Chúng tôi cũng đành bỏ anh Will mà ra đi như vậy đây.
Những khuôn mặt đồng loạt quay về hướng ông.
-Ông anh và tôi đều mua loại đời 1940. Chưa ai biết lái xe lần nào. Tuy thế khi bán hết mọi thứ. Đều đầu tiên là anh Will vào mua ngay chiếc xe. Thế mà họ đưa thằng nhỏ ra tập cho cách chạy. Chỉ ngay trưa trước khi nhà chúng tôi ra đi thì anh ấy gặp nạn rồi Mới lái qua khúc quanh anh tôi la oai oái, xe lũi vào hàng rào. Anh tôi lại la oai oái chân đạp vào chân ga thế là xe xuống hố. Ông anh không còn gì để bán và chẳng còn xe để chạy. Lạy Chúa, thật tình chẳng phải cái tội của anh tôi. Anh nỗi tam bành lên và bỏ cuộc chẳng cần đi với chúng tôi nữa, cứ bám lại đó để chữi đời thôi. -Anh ông có định làm gì không? -Tôi chẳng biết. Anh ta chắc điên thêm. Vợ chồng tôi thì hơi sức đâu mà đợi. Chúng tôi chỉ vỏn vẹn tám muơi lăm đô la làm vốn lên đường. Chúng tôi không thể chia sẻ cho ai, ngoài cái chuyện phải ăn. Thế rồi chưa đủ một trăm dặm thì phần răng sau bị gãy, chúng tôi phải sửa hết ba muơi đô la. Thay xong một cái lốp xe thì bu gi bị hỏng, rồi đến Sairy vợ tôi bị bệnh. Mười ngày rồi lại dừng ngay đây. Giờ chiếc xe chết tiệt này lại nằm vạ ở đây nữa, quý bạn thấy đó chúng tôi đã cạn tiền. Tôi chẳng biết còn tới được California không nữa? Tôi ước gì sửa được xe , nhưng tôi đâu có rành về xe đâu? Al xem chừng quan tâm:
-Xe ông hư ra làm sao ?
-Ồ, nó không chịu chạy. Chạy rồi ngưng, rồi lại ngưng cứ từng phút. Anh xem, nó chạy một chút rồi cái máy lại lịm dần rồi ngừng luôn.
-Cứ chạy được từng phút thôi ư?
-Vâng đúng vậy anh ạ. Tôi bơm bao nhiêu xăng nó vẫn ì ra đấy. Càng lúc càng tệ. Giờ tôi không thể cho nó nhúc nhích thêm chút nào nữa.
Al xem chừng hãnh diện với câu nói đỉnh đạc của mình:
-Tôi cho là xe ông bị nghẹt ống xăng, tôi có thể giúp thông nó giúp ông.
Pa cũng hãnh diện lây:
-Con trai tôi khéo tay về xe lắm đó.
-Ô thế thì còn gì bằng, tôi thật đội ơn các bạn. Tôi như đứa con nít chẳng biết làm gì ráo. Tới California chắc nhà tôi phải mua chiếc xe tốt. Lúc này chắc chẳng còn hư lên hư xuống nữa. Pa có vẻ không tin:
-Liệu chúng ta tới đó, có an bề hay có nỗi rắc rối khác?
-Ôi, nhưng chiếc xe này đáng vứt như vậy thôi; Wilson giả lả.
-Tại sao tôi tin thế? vì những tờ rao việc các bạn thấy đó, họ cần người hái cam luơng hướng lại ngon lành nữa. Tại sao tôi tin? xem hình ảnh người đứng dưới bóng cây họ đang hái, thỉnh thoảng lại cắn một miếng ăn chơi khi họ thích. Tại sao tôi tin? vì họ chẳng quan tâm bạn ăn bao nhiêu vì họ có quá nhiều . Và đồng luơng thoải mái một người có thể tậu thêm miếng đất để kiếm thêm lợi tức. Tại sao? quái gì đâu, một người nội tong hai năm,tôi đoan chắc họ có thể mua nơi ăn chốn ở cho chính họ.
Pa, tiếng phấn chấn:
-Chúng ta trông vào quảng cáo, tôi có một tờ đây nữa.
Nói xong ông rút bóp, lấy ra một mẫu tìm người màu vàng đã gấp làm hai. Có dòng chữ in đen:
CẦN NHÂN CÔNG HÁI ĐẬU TẠI CALI, LUƠNG CAO LÀM MỌI MÙA - SỐ LUỌNG CẦN 800 NGƯỜI
Wilson tò mò nhìn:
-Tại sao
thế này? giống y như tôi đã thấy trước đây, y chang. Ông bạn có tin rằng họ đủ 800 nhân công từ lâu rồi chăng?
Pa giải thích:
-Đây là một nơi nhỏ hẹp, một phần bé tí teo đối với Cali. Tại sao chúng ta nghĩ vậy, vì đây là tiểu bang lớn thứ hai mà chúng ta sẽ tới. Dù cho họ có đủ người, thì chán khối gì nơi khác. Có gì tôi cũng có việc hái trái ở đó thôi. Giống như ông bạn diễn tả vừa rồi, cú đứng dưới cây mà hái thì ngay cả con nít cũng kiếm ra việc mà. Chợt Al đứng dậy tiến tới xe của Wilson. Anh nhìn thoáng
vào xe một lát đoạn trở về lại, ngồi xuống.
-Anh bạn không thể sửa nó trong đêm nay hả?
Wilson hỏi vẻ lo lắng.
-Tôi biết thế ông à. Sáng mai tôi sẽ sửa ngay thôi.
Tom nảy giờ chăm chú nhìn đứa em trai:
-Anh có nghĩ ra một cách, theo ý anh.
Noah chen vào:
-Hai em nói chuyện gì thế?
Cả hai im lặng, chờ nhau câu trả lời người anh. Cuối cùng Al hối Tom:
-Anh trả lời giúp đi.
-Ồ, không biết ý kiến này có giống ý của Al không? Anh nghĩ xem chiếc xe này đây. Trong lúc xe chúng ta chở quá nặng thì xe hai ông bà Wilson nhẹ hều. Nếu ai trong chúng ta nhảy qua làm tài xế cho hai ông bà cùng cầm theo ít đồ nhẹ bớt cho xe chúng ta đi thì xe chúng ta vừa khỏi gãy díp nhún vùa leo được đèo. Al và em đều sửa được xe, và hai chiếc xe đều chạy được cùng nhau. Chúng ta vừa chạy vừa giúp nhau dọc đường, anh nghĩ ý kiến này có hay không?
Wilson nghe vậy ,nhảy cởn lên:
-Sao? Sao? cách đó à ? chúng tôi hân
hạnh biết chừng nào. Em nghe không Sairy?
-Thật là ý nghĩ tuyệt vời. Sairy thán phục.
-Nhưng có làm phiền các bạn lắm không? bà chợt e ngại.
Pa trấn an:
-Ồ, không đâu, Lạy Chúa ! hai bạn chẳng phiền hà gì cho chúng tôi đâu Chính hai bạn từng giúp đỡ chúng tôi mà .
Chợt Wilson lo ngại
-Tôi e rằng
-Sao, ông bạn không muốn à ?
-Ông thấy đó, vợ chồng tôi chỉ còn ba muơi đô la, tôi không muốn làm gánh nặng cho quý bạn chút nào.
Má giờ góp ý kiến:
-Hai bạn quá lo, không là gánh nặng cho nhà tôi đâu. Chúng ta giúp nhau lúc hoạn nạn để cùng nhau tới cho được California mà. Sairy còn biết cách giúp đỡ bà chúng tôi khỏi phải nằm liệt như thế nữa kìa.
Má ngưng nói để lại một mối tình thân ái tràn ngập lên mọi người. Al reo lên:
-Xe đó chở sáu người dễ thôi. Hãy để con lái. Rosharn và Connie, Bà hãy theo con mang đồ thật nhẹ. Và hai xe cứ trao đổi người đều với nhau. Giọng Al nói lớn, bao lo lắng như trút hết bao nhiêu lo nghĩ.
Cả đám người cùng ngó xuống đất mĩm cười ý vị.
Pa lấy đầu ngón tay vẽ lên trên nền đất:
-Má các con mơ một căn nhà sơn trắng, quanh trồng đầy cam y như trong bức tranh tấm lịch vậy. -Nếu tôi đau lại, các bạn cứ tiếp tục đi. Vợ chồng tôi không muốn cản trở quý bạn đâu.
Sairy chợt nói như trăn trối. Má chợt nhìn Sairy kỹ lại. Đây là lần đầu bà khám phá ra cặp mắt từng chịu đựng sự hành hạ của căn bệnh; một khuôn mặt nhăn tụm trong nỗi ám ảnh của nỗi đau:
-Chúng tôi sẽ chăm sóc bạn. Đó là tự bạn nói thôi, có ai mà chẳng giúp nhau khi cần nhau bao giờ đâu. Sairy lặng nhìn bàn tay nhăn nheo của mình soi bên ánh lửa:
-Thôi đêm nay chúng mình cần phải ngủ một ít đi. Nói xong, bà đứng dậy.
-Ông Nội chết giống y qua một năm rồi!
Tiếng Má lẩm bẩm.
Hai gia đình đều ngáp dài và uể oải đi tìm nơi ngủ lại. Phần Má còn pha một ít xà phòng chùi lại mấy cái dĩa thiếc. Bếp lửa dần dà lịm tắt. Ánh sao trời thấp dần. Vẫn còn vài chiếc xe chạy vụt qua vào khuya. Xen vào
đó, có vài chiếc xe tải hạng nặng chạy qua, tiếng rầm rập y như động đất. Trong ánh sao lờ mờ, khó nhìn ra hai chiếc xe của họ nằm yên dưới con muơng. Có tiếng con chó tru lên ở trạm xăng nào đó tận cuối đường. Hai gia đình âm thầm ngủ. Mấy con chuột đồng bạo dạn mon men tới gần giữa mấy tấm nệm. Chỉ còn Bà Wilson đang thức. Bà vừa nhìn chằm chặp lên bầu trời tối thẩm vừa gồng mình chống lại cơn đau ập đến./.
HẾT CHUƠNG 13