The Chrysanthemums
John E. Steinbeck
Sơ lược về tác giả:
John Ernst Steinbeck, Jr. là nhà văn Mỹ. Ông sinh năm 1902 và mất năm 1968. Ông nổi tiếng trong văn giới Hoa Kỳ sau khi đoạt giải Pulitzer văn học với tác phẩm Chùm Nho Phẩn Nộ(The Grapes of Wrath, 1939) và qua Hướng Đông vườn Địa Đàng, (East of Eden 1952), Của Chuột và Người (Of Mice and Man, 1937).
Ông là tác giả của 27 tác phẩm bao gồm 16 tiểu thuyết, 6 tự truyện, 5 tác phẩm tổng hợp của nhiều truyên ngắn. John Steinbeck thắng giải Nobel văn học vào năm 1962.
John Steinbeck bắt đầu viết văn trước thời khủng hoảng kinh tế thập niên 1930s của Hoa kỳ. Như trong Chùm Nho Phẩn Nộ, ông miêu tả sự di cư ào ạt của nông dân Mỹ va` cuộc sống khó khăn từ trung tây Hoa Kỳ nơi chịu khủng hoảng nông nghiệp tiếp theo lại đại họa DUST BOWL – những đám bụi khổng lồ che kín các tiểu bang Texas , Oklahoma lan tới cả bờ biển phía đông Mỹ quốc. Hàng loạt nông dân thất nghiệp phải bỏ quê hương đi kiếm sống tại California.
Trong truyện ngắn CÚC HOA, John Steinbeck muốn nói lên cuộc sống khó khăn của người dân Mỹ trong thời gian Đại Khủng Hoảng Kinh Tế (1929-1933). Công ăn việc làm quá hiếm hoi, người ta kiếm ra đồng bạc độ nhật qua ngày không phải là chuyện dễ dàng?
Trong câu chuyện, gã sửa đồ dạo phải uống cong “ba tấc lưỡi” đánh vào tâm lý nhân vật nữ Elisa. Gã ca tụng về hoa cúc, sở thích của nàng hầu mong nàng sửa cho một ít đồ . Mục đích của gã chỉ vì tiền, chỉ thế thôi còn nàng Elisa thì đớn đau chua xót trong lòng khi lòng yêu mến nghề nghiệp cùng nghệ thuật của nàng đã bị lợi dụng...
Vài đám mù mùa đông mờ xám lướt thướt bay trên cao như tách rời thung lũng Salinas ra khỏi bầu trời quảng khoát của thế giới bên ngoài. Sương mờ che kín dãy núi bao quanh thung lũng trông y cái nắp khổng lồ cho một cái nồi vĩ đại.
Trên các dãi đất bằng phẳng, người ta cày sâu vào làm tơi lên màu đất đen kim loại. Mấy nông trại nằm ở chân đồi cạnh con sông Salinas. Sắc vàng do những đám đất còn trơ gốc rạ đang tắm ánh nắng yếu ớt mùa đông. Thực ra chẳng có ánh nắng nào trong cái thung lũng này vào tháng Chạp. Bụi liễu khô rậm cạnh bờ sông rực rở hẳn lên từ đám lá nhọn hoắc, vàng đậm.
Đây là lúc của im lặng và đợi chờ. Làn không khí lành lạnh, êm đềm. Ngọn gió nhẹ nhàng từ hướng Tây Nam làm anh nông dân mơ màng về một trận mưa lớn sẽ tới; nhưng khi trời sương mù thì làm gì có chuyện mưa?
Trên các dãi đất bằng phẳng, người ta cày sâu vào làm tơi lên màu đất đen kim loại. Mấy nông trại nằm ở chân đồi cạnh con sông Salinas. Sắc vàng do những đám đất còn trơ gốc rạ đang tắm ánh nắng yếu ớt mùa đông. Thực ra chẳng có ánh nắng nào trong cái thung lũng này vào tháng Chạp. Bụi liễu khô rậm cạnh bờ sông rực rở hẳn lên từ đám lá nhọn hoắc, vàng đậm.
Đây là lúc của im lặng và đợi chờ. Làn không khí lành lạnh, êm đềm. Ngọn gió nhẹ nhàng từ hướng Tây Nam làm anh nông dân mơ màng về một trận mưa lớn sẽ tới; nhưng khi trời sương mù thì làm gì có chuyện mưa?
Bên kia sông dưới chân đồi, nông trại của nhà Henry Allen vẫn còn ít việc phải làm. Cỏ khô phải cắt cất vào kho cùng đất vườn cần cày xong để đợi trận mưa đầu mùa sắp đến. Đàn bò trên dốc giờ lông chúng thô ráp xù- xì.
Elisa Allen vừa làm trong mảnh vườn hoa của nàng vừa ngó xuống phía dưới thì thấy Henry, chồng nàng đang nói chuyện với hai gả đàn ông. Hai người khách này ăn bận theo kiểu thương nhân. Cả ba đứng cạnh mái nhà chứa xe kéo.Hai người khách để một chân bên hông chiếc xe nhỏ hiệu Fordson, hút thuốc, bàn chuyện máy móc...
Elisa Allen vừa làm trong mảnh vườn hoa của nàng vừa ngó xuống phía dưới thì thấy Henry, chồng nàng đang nói chuyện với hai gả đàn ông. Hai người khách này ăn bận theo kiểu thương nhân. Cả ba đứng cạnh mái nhà chứa xe kéo.Hai người khách để một chân bên hông chiếc xe nhỏ hiệu Fordson, hút thuốc, bàn chuyện máy móc...
Elisa chỉ nhìn sơ qua rồi tiếp tục làm. Nàng độ tuổi ba mươi lăm, khuôn mặt đầy đặn thoáng mạnh bạo cùng đôi mắt trong như làn nước. Dáng nàng đóng khung trong bộ áo quần làm vườn thô kệch với cái nón đàn ông đen kéo thấp che cả mắt.Đôi giày làm vườn nặng chịch. Bộ áo quần có vẽ hình gần như bị che phủ bởi cái cái tạp dề vải bông dầy có bốn túi lớn đựng nào kéo tỉa, nào xẻng, cào, hạt giống cùng dao. Nàng còn mang cả đôi bao tay da để bảo vệ hai tay.
Elisa dùng cái kéo ngắn mạnh cắt bớt mấy cuống cúc già. Thỉnh thoảng nàng trông qua mấy ông khách vừa tới trang trại. Mấy người đó còn đứng cạnh chiếc máy kéo. Mặt nàng giờ đẹp lạ lùng,đây đầy nét hăm hở, hồn nhiên. Khi làm với chiếc kéo cắt cây trông Elisa thừa hăng say và tràn đầy sức mạnh. Những cành cúc yếu đuối kia giờ thật nhỏ bé so với năng lực của nàng.
Dùng phần lưng của bao tay, nàng khẻ vuốt lại làn tóc đang rũ trước mắt làm vương một vết bẩn dưới cằm. Đàng sau là nhà nàng, màu trắng xây theo kiểu nông trang. Nó trông gọn gàng với những cây phong lữ màu đỏ xung quanh chiều cao chúng ngang tầm với mấy khung cửa sổ. Căn nhà coi bộ quét dọn kỹ. Mấy khung cửa sổ đánh bóng tinh tươm cả cái bậc tam cấp trước nhà cũng có cái thảm chùi bùn hẳn hoi.
Elisa liếc mắt lại hướng cái chái và chiếc xe máy cày lần nữa. Hai người khách đã vào lại chiếc xe Ford. Nàng cởi bớt một chiếc bao tay, dùng đầu ngón tay lách mạnh mạnh vào đám cúc con mới nhú mầm xanh non quanh mấy cái rễ già. Nàng luồn lách ngón tay giữa đám lá non để biết chắc không còn loại sâu, côn trùng, rệp lá hay sên nào hại cúc. Elisa phải giết hết những thứ này trước khi nó sinh sôi.
Chợt tiếng chồng vang lên sau lưng, anh im lìm tới gần Elisa không biết lúc nào? Hơi nghiêng người qua hàng kẽm gai bảo vệ vườn hoa hay chống lại bầy bò, lũ chó, gà:
-Lại trồng thứ đó nữa?
-Em lại thêm một vụ cúc nữa đây rồi, khá chứ em?
Elisa thẳng lưng dậy, nàng lại kéo bao tay ra:
-Vâng, vụ hoa năm này chắc hẳn là khá lắm.
Nàng cao giọng, sắc mặt đầy vẻ tự hào.
-Những thứ này là món quà cho em đấy.
Henry nhận xét.
-Em lại thêm một vụ cúc nữa đây rồi, khá chứ em?
Elisa thẳng lưng dậy, nàng lại kéo bao tay ra:
-Vâng, vụ hoa năm này chắc hẳn là khá lắm.
Nàng cao giọng, sắc mặt đầy vẻ tự hào.
-Những thứ này là món quà cho em đấy.
Henry nhận xét.
-Năm nay em gầy được loại cúc vàng lớn đoá thật, anh đoán nó to đến mười phân lận. Anh ước sao em cũng tạo được trong vườn cây ăn trái nhà mình mấy trái táo to đến ngần ấy thì hay biết mấy.
Mắt nàng bỗng sắc sảo hơn:
Mắt nàng bỗng sắc sảo hơn:
– Làm được chứ anh. Đã nói, em giỏi về món này mà. Mẹ em cũng thế đó anh. Mẹ chỉ cắm cành xuống vườn là mọc ra cây trái ngay. Mẹ em thường nói phải bắt những bàn tay người làm vườn phải biết làm sao trồng cho được mà.
-Vậy thì, trồng hoa coi bộ chắc ăn.
– Henry, hai người nào nói chuyện với anh vậy?
-Bởi thế anh mới tới nói cho em biết đây. Mấy gã đó là người của Công Ty Thịt bò Miền Tây. Anh đã thuận bán bầy bò thịt ba mươi con rồi. Cũng suýt soát với giá anh muốn.
-Tốt thật.
Nàng buông nhẹ:
– Tốt thật cho anh đó.
– Và anh nghĩ rằng …
Henry tiếp tục:
– Anh mong trưa thứ Bảy này chúng mình sẽ về Salinas ăn tối tại tiệm. Ăn xong chúng mình sẽ đi xem phim coi như là ăn mừng chuyện này nhé.
-Tốt.
Nghĩ sao nàng lặp lại:
-Ồ vâng, vậy thì tốt quá!
Giọng Henry có vẻ đùa:
– Tối lại có một trận võ đài. Em có thích võ đài không nào?
-Ô, không.
-Ô, không.
Nàng như muốn nín thở:
-Em không thích võ đài đâu.
-Anh đùa thôi, Elisa. Chúng mình sẽ xem phim. Xem này, bây giờ là hai giờ, anh sẽ gọi thêm Scotty giúp lùa bầy bò trên đồi xuống. Sẽ mất hai giờ nữa. Chúng mình sẽ về phố khoảng năm giờ ăn tối ở khách sạn Cominos. Em thích chứ?
– Dĩ nhiên là em thích rồi, ăn một bữa xa nhà thú lắm.
-Tốt , thôi anh đi lấy hai con ngựa đã.
– Giờ em còn nhiều thời gian để bứng trồng một mớ cây này đã.
Nàng nghe tiếng chồng gọi Scotty cạnh kho rơm. Lát sau, có bóng hai người đàn ông cưỡi ngựa ngược lên triền đồi vàng chệch màu cỏ úa vàng vọt kia để lùa bò về.
Nàng nghe tiếng chồng gọi Scotty cạnh kho rơm. Lát sau, có bóng hai người đàn ông cưỡi ngựa ngược lên triền đồi vàng chệch màu cỏ úa vàng vọt kia để lùa bò về.
Một cây cúc có một khoảng nhỏ đất pha cát vuông vắn. Elisa dùng cái xẻng
nhỏ liên tục trộn đều đất, xong nàng ém quanh đễ giữ chặt từng gốc cúc. Nàng
xới đều mười khoảnh đất song song với nhau để trồng những gốc cúc này. Nàng tiếp
tục dùng kéo xén bớt lá và rể thừa và để từng cụm rác nhỏ bên cạnh.
Chợt có tiếng bánh xe “cót- két” nghe thật nặng nhọc từ con đường vẳng
lại. Elisa khẻ nhìn lên.
một cảnh trong phim The Chrysanthemums
Con đường quê xuyên qua mấy rừng liễu cùng bông gòn dày đặc tiếp giáp với
con sông. Từ đằng xa có một cổ xe trông là lạ, gợi tính tò mò. Đó là một toa xe
ngựa, loại toa chở hàng có lò xo nhún cho êm với một tấm bạt tròn cong cong che
cao trông giống toa xe kéo thuở xưa. Con ngựa già và một con lừa hai màu trắng,
xám, đang kéo toa xe. Ngồi trên toa xe này, gã đàn ông hàm râu lởm chởm. Trên
đầu gã chỉ có vài miếng che sơ sài. Gã gắng điều khiển, kéo lê toán lữ hành chậm
chạp tiến lên từng bước trên đường. Dưới toa xe, khuất sau phần trong mấy chiếc
bánh xe đang chạy, có con chó lai ốm tong teo thong thả bước theo. Hàng chữ
viết trên tấm bạt coi bộ vụng về, cẩu thả:
Nồi, chảo, dao , céo (sic), làm cỏ. SỬA HẾT MỌI THỨ
Hai hàng chữ ở trên cùng chữ SỬA to tướng có vẻ tự tin ở dưới. Gã còn cẩu thả để những vết sơn đen chảy dài xuống chữ gã viết.
Nồi, chảo, dao , céo (sic), làm cỏ. SỬA HẾT MỌI THỨ
Hai hàng chữ ở trên cùng chữ SỬA to tướng có vẻ tự tin ở dưới. Gã còn cẩu thả để những vết sơn đen chảy dài xuống chữ gã viết.
Elisa ngồi xổm trên nền đất, lặng
ngắm toa xe khập khểnh lăn bánh đi qua. Nhưng toa xe này không qua ngay. Nó đang
rẽ vào con đường trước ngõ vào nhà
nàng, mang theo tiếng cót- két chói tai từ mấy chiếc bánh xe ọp- ẹp kia. Con
chó lai dưới gầm bánh giờ chui tọt ra ngoài, chạy ra hướng trước. Lập tức hai con chó chăn cừu trong nhà phóng vụt ra. Đuôi
của ba con chó dựng đứng, hơi ngo ngoe, cẳng căng ra trong dáng điệu sẵn sàng
nghênh chiến, hết sức thiện nghệ và cẩn trọng.
Toa xe xe thực sự dừng hẳn trước hàng rào của vườn Elisa. Giờ đây con chó
mới này cảm thấy vô tích sự, đuôi cụp xuống, nó chun lại vào dưới gầm nằm đợi
nhưng lông cổ vẫn còn dựng, hàm răng nó còn nhe ra ngoài.
Gã đàn ông trên xe nói vọng ra:
-Con chó này chiến đấu coi tệ thật
phải không bà?
Elisa cười:
-Tôi cũng thấy thế, nó đi theo ông bao lâu
rồi?
Gã không bỏ qua cơ hội lúc nàng đang vui vẻ trả lời ngay:
-Cũng không phải tuần này qua tuần
khác đâu thưa bà...
Vừa trả lời gã vừa men theo bánh xe trụt xuống. Hai con ngựa và lừa giờ
đầu cụp xuống, trông chẳng khác gì những cánh hoa thiếu nước chút nào.Gã là một
người đàn ông to lớn. Tóc râu tuy xám ngắt nhưng trông gã không già lắm. Bộ đồ
đen nhăn tụm, lốm đốm vết dầu mỡ. Cùng lúc tiếng cười của gã ngưng, nụ cười
cùng ánh mắt gã biến mất theo ngay. Đôi mắt tối thẩm, ủ ê, thần sắc của những
kẻ rong ruổi lâu ngày trên xe hay đi biển lâu ngày. Đôi tay chai sạm của gã tựa
lên hàng kẽm gai trông nứt nẻ, những vết nứt đen bầm.
Gã giở chiếc mũ méo mó xuống:
-Thưa bà tôi từ ngoài lộ chính vào...có
phải con đường đất này sẽ băng qua sông và dẫn tới xa lộ Los Angeles không hả
bà?
Elisa giờ mới đứng dậy, vội bỏ cái kéo dày vào túi trước:
-Ồ vâng, con đường này sẽ tới đó,
nhưng phải đi men theo con sông mới có chỗ cạn lội qua. Tôi không biết cỗ xe
của ông có lội qua cát nổi không ?
Gã nhanh miệng đáp ngay, giọng cộc cằn:
-Tôi dám cá chắc, bà phải ngạc nhiên
khi bầy súc sinh này sẽ lội qua được ngay.
-Thế thì khi nào xe ông sẽ tiếp tục đi lại?
Thoáng một giây gã cười:
- Vâng thưa bà khi nào chúng ‘đáng bắt
đầu’ đi lại ạ .
-Vậy à.
-Tôi nghĩ cách tốt nhất để tiết kiệm thì giờ
ông nên ra lại đường Salinas và gặp được xa lộ chính theo hướng đó thì hay hơn.
Gã đưa ngón tay thô kệch vừa đè lên lưới thép ngăn gà vừa phân bua một
cách nghề nghiệp:
- Tôi chưa vội lắm đâu thưa bà, hàng
năm tôi vẫn đều đều đi từ Seatle về đến San Diego và trở lại. Cuộc đời tôi cứ
mãi thế. Một chuyến đi mất hết sáu tháng. Tôi biết nhắm lúc thời tiết thuận lợi
nhất bà ạ.
Elisa cởi bao tay, cái kéo làm vườn, cất lại vào túi trước cái tạp dề đang
bận. Ngón tay nàng lần vào dưới vành cái mũ đàn ông sờ mấy lọn tóc dấu
kín bên trong:
- Cuộc sống của ông nghe thú vị thật!
Dáng điệu gã giờ tự tin, gã nghiêng người qua hàng rào:
- Có lẽ bà đã đọc mấy chữ tôi viết bên
xe rồi chứ bà. Tôi chuyên nghề đi sửa nồi dao kéo. Thế thì bà có cái gì cần sửa
không thưa bà?
-Ồ không, không có, không có những thứ đó.
Nàng vội trả lời ngay. Đôi mắt nàng chợt thoáng chụn lại nét bất nhẫn nào đó.
-Kéo cắt cây mau hư lắm bà ơi!
Gã cố giải thích:
-Người ta càng cố làm kéo bén chừng
nào thì càng làm cho kéo mau hư chừng đó, nhưng duy chỉ mình tôi có một dụng cụ
đặc biệt, chuyên môn. Mọi ai khác dù có bảo chứng tôi cũng chắc là trò giả thôi
bà ơi!
-Ồ không, kéo tôi tất cả còn bén lắm
ông à.
-Vậy thì bà đem cái nồi cho tôi làm
cho?
Giọng gã khẩn khoản van nài:
- Cái nồi nào móp hay cái nào lủng. Tôi cam
đoan sẽ làm cho nó mới ngay và bà khỏi cần mua mới. Nó tiết kiệm cho bà nhiều
lắm đó.
-Không!
Giọng Elisa nghe cụt lủn.
-Tôi đã bảo với ông tôi không có cái
gì để sửa cả!
Mặt gã chợt buồn thiu, giọng nghe như rên rỉ:
-Hôm nay tôi chưa có món đồ nào để sửa
cả bà ơi. Có lẽ tối nay tôi không kiếm ra bữa ăn tối rồi. Bà
thấy đó, do tôi phải rẽ vào đường tắt này, chứ dọc theo xa lộ từ Seatle cho đến
San Diego ai cũng để dành đồ chờ tôi sửa vì họ biết tôi sửa khéo và tiết kiệm
được tiền cho họ nữa đó.
-Xin lỗi.
Elisa bỗng nổi cáu:
-Tôi không có bất cứ cái gì cho
ông sửa hết!
Mắt gã giờ đây đảo quanh soi mói trên mặt vườn. Ánh mắt dừng lại trên
thửa cúc nơi nàng đang làm:
-Loại cây gì đó thưa bà?
Vẻ khó chịu và bất nhẫn vội biến mất trên gương mặt Elisa:
-À, chúng là cúc vàng, cúc trắng
loại đại đóa đấy. Hàng năm tôi trồng những loại này và chưa ai quanh đây có hoa
này lớn hơn tôi cả.
- Loại hoa cuống dài, chúng trông như
những ngụm khói màu phải không thưa bà?
- Phải, phải ông tả nghe thật chính
xác!
-Nó ngửi có vẻ khó chịu cho đến lúc
nào chúng ta quen dùng nó nữa đấy.
Nàng chỉnh lại:
-Nó có mùi khá nồng, hoàn toàn không
phải khó chịu như ông nói đâu.
Gã đổi giọng ngay:
- Tôi lại thích mùi ấy
đó bà.
Elisa khoe:
-Năm nay tôi trồng được loại cúc
lớn đến mười phân đó ông.
Gã lại nghiêng ngưòi sâu thêm vào trong hàng rào:
-Này bà, dọc đường tôi vừa quen một
bà. Bà này có vườn hoa thật xinh chắc bà
chưa hề thấy. Bà trồng đủ loại hoa nhưng không có loại cúc so được với cúc của
bà tại đây. Tôi vừa vá cái đáy bồn tắm cho bà ta. Thật khó nhưng tôi làm được.
Bà ấy có dặn tôi rằng, khi tôi đi qua nơi nào có cúc đẹp nhớ kiếm cho bà ấy một
ít hạt giống. Bà ấy bảo tôi vậy đó thưa bà.
Đôi mắt Elisa giờ đây trở nên linh hoạt, háo hức:
-Bà ấy dĩ nhiên không biết nhiều về cúc đâu.
Ông có thể lấy hạt trồng ra nó, nhưng lấy mầm và trồng nó thì dễ hơn nhiều như
ông thấy ở đây vậy.
-Ồ! Gã kêu lên.
- Vậy thì tôi chắc không đem gì cho bà
ấy được rồi.
-Sao lại không? Elisa kêu lên.
-Tôi sẽ cho vào một ít cát ẩm, xong
ông có thể mang chúng đi theo. Chúng sẽ ra rễ trong chậu, nếu ông tiếp tục giữ
cho nó ẩm rồi bà ấy có thể bứng ra mà trồng thôi .
-Bà ấy chắc chắn sẽ có những chậu cúc
đẹp lắm. Chính bà nói chúng là loại đẹp nhất phải không thưa bà?
-Đẹp. Nàng thốt lên.
-Ồ! phải đẹp chứ.
Đôi mắt Elisa chợt long lanh.
Nàng hất cái mủ rách sờn vội rủ làn tóc đen nhánh và thật đẹp ra ngoài:
- Tôi sẽ bứng nó đem vào chậu hoa, rồi
ông có quyền đem theo, nào hãy vào đi.
Trong lúc gã lách mình qua hàng rào, Elisa hăm hở chạy vội theo hàng cây
phong lữ lui hướng sau nhà. Khi trở ra, nàng mang ra một chậu đựng hoa màu đỏ.
Nàng quên mang cả bao tay, quỳ trên nền đất, làm cho nền đất ẩm phẳng phiu.
Elisa dùng ngón tay cùng cái xẻng nhỏ bứng đất vào chậu hoa mới tinh này. Xong
xuôi nàng đặt vào đó mấy nhúm mầm cúc đang lên vào chậu. Đầu ngón tay nàng ấn
mạnh chúng sâu hơn vào trong lớp cát ẩm kia xong, nàng dùng khủyu ngón tay ấn
đều xung quanh.
Đợi khi gã đứng gần, nàng bảo:
-Những thứ tôi dặn ông, nhớ bảo bà ấy
làm như vậy nhé.
-Tôi cố nhớ lời bà dặn,
thưa bà.
-Tốt lắm, ông hãy nhìn
xem. Những cái mầm này sẽ bén rễ trong vòng một tháng. Xong bà ấy sẽ bứng nó ra
cách nhau chừng một bộ (foot) một cây vào thứ đất thật tốt như tôi làm ở đây,
ông thấy không?
Vừa nói nàng bốc lên một nắm đất đen nhánh cho gã thấy.
- Những cây cúc này sẽ lớn nhanh và
cao lắm. Giờ xin ông nhớ điều này. Dặn bà ta vào tháng bảy cắt chúng đi chừa
lại cao khoảng tám phân (inch) thôi nhé.
-Trước khi nó ra hoa phải không
thưa bà?
- Đúng, trước khi nó ra hoa.
Mặt nàng đầy vẻ thiết tha:
-Chúng sẽ mọc thêm ngay. Khoảng
cuối tháng Chín chúng bắt đầu ra búp non.
Chợt
nàng ngưng nói và xem bộ hơi lúng túng:
-Khi cúc ra búp nó cần chăm sóc kỹ.
Ngập ngừng nàng tiếp:
-Tôi không biết làm sao để nói thêm với ông.
Nàng nhìn sâu vào mắt gã như dò xét. Miệng nàng hơi hé xem chừng như muốn
lắng nghe .
-Tôi sẽ gắng giải thích cho ông, có
khi nào ông nghe nói ‘bàn tay trồng cây’ là gì chưa?
-Thật sự chưa bà ạ.
- Vậy thì, tôi bảo ông thứ cảm giác
ông sẽ cảm nhận khi muốn ngắt bớt những búp nào mà ông không thích. Mọi chuyện
ăn thua ở mấy đầu ngón tay ông. Ông sẽ nhìn ngón tay ông làm việc. Những đầu
ngón tay này tự làm công việc của chúng. Ông sẽ cảm nhận chúng ra sao. Chúng
ngắt và ngắt những búp hoa. Chúng chẳng bao giờ sai sót. Chúng dành cho cây cỏ,
ông thấy đó không? Ngón tay ông và cây cỏ. Ông có thể cảm nhận rằng cánh tay
ông. Chúng biết chúng không bao giờ làm sai. Ông có thể cảm nhận nó. Mỗi khi
ông ưa thích rồi thì ông sẽ không làm trật. Ông có thấy đó không? Ông hiểu
không vậy?
Nàng vừa quỳ trên nền đất vừa ngước mặt lên nhìn gã. Ngực nàng phập phồng
đầy cảm kích.
Đôi mắt gã hẹp lại, tự giác quay đi:
-Có lẽ tôi biết, thưa bà, có đôi khi
trong màn đêm trong toa xe ngoài kia...
Giọng của Elisa trở nên khản đục. Nàng ngắt lời gã:
- Tôi chưa bao giờ sống cuộc sống như
ông, nhưng tôi biết ý ông muốn nói. Khi màn đêm xuống lại tối tăm..tại sao,
những tia sáng nhọn hoắt của những vị sao lập lòe trong khoảng không im vắng
kia. Tại sao, ông lại càng lúc càng lớn hơn thêm?Vì mọi ngôi sao lập lòe kia đã
thẩm thấu vào trong ngừơi ông. Giống như thế. Nhiệt tình và tinh nhanh và
cả...trìu mến nữa kia.
Tiếp tục quỳ trên nền đất , tay nàng với rộng hướng về phía chân gã đang
đứng với cái quần đen dính đầy dầu mỡ. Những ngón tay ngập ngừng gần chạm vào
thứ vải kia. Tay nàng chợt buông xuống nền đất. Nàng khom lưng thật thấp trông
giống chú chó đang mừng chủ.
Gã vội nói:
-Như lời bà chỉ thật quý hóa quá! Làm
bà quên luôn bữa tối đây rồi, không thể như thế này được.
Elisa vội đứng thẳng dậy, mặt nàng thoáng thẹn thùng. Nàng nhẹ nhàng đưa
chậu hoa vào tay gã:
- Đây, xin ông đặt nó vào toa xe cạnh
chỗ ngồi, nơi ông có thể canh chừng nó. Có thể tôi đi tìm cho ông thứ gì cho
ông sửa đây.
Nàng tìm trong đống đồ cũ sau lưng nhà ra hai cái chảo nhôm méo mó xong
mang lại cho gã:
-Đây, nhờ ông sửa cho.
Thái độ của gã giờ đây lại đổi khác. Gã trở lại tính cách nghề nghiệp của
mình:
- Bà sẽ thấy nó mới
toanh, vâng tôi sẽ làm ngay.
Cuối toa xe gã đặt một cái đe nhỏ. Trong cái hộp dụng cụ dính dầu mỡ có
cái búa máy nhỏ. Elisa bước ra cổng xem gã làm.
Gã đang đập lại mấy vết lõm bên trong cái ấm nước. Miệng gã có vẻ tin
chắc và thành thạo. Đến phần khó nhất, môi dưới gã bậm lại.
-Ông ngủ trong toa xe này hả?
-Ngay trong xe này, thưa bà. Mưa hay
nắng tôi đều khổ sở như con bò đằng kia kìa.
-Thế thì thú quá, như thế thì quá thú
đi, ước gì đàn bà cũng sống và làm như ông vậy.
-Đây không phải cuộc sống thích hợp
cho đàn bà đâu.
Môi trên nàng hơi trề ra, làm lộ hàm răng:
- Sao ông biết? Sao ông lại nói thế?
-Tôi không biết bà ạ. Gã chống chế.
- Dĩ nhiên tôi không biết. Xong rồi ,
ấm mới của bà đây. Bà không cần đi mua ấm mới nữa nhé.
-Bao nhiêu đây ông?
- Ồ, bà cho năm mươi xu, tôi luôn lấy
tiền hạ. Đó là nguyên do tại sao tôi luôn giữ được khách suốt từ trên xuống
dưới dọc theo xa lộ ngoài kia đó bà.
Elisa mang trong nhà ra đồng năm mươi xu thả vào tay gã:
-Ông có thể ngạc nhiên đôi khi có
những đối thủ. Như tôi có thể mài kéo nữa. Và tôi có thể dằn những vết lõm bên
trong mấy cái ấm nhỏ. Tôi còn có thể bày cho ông những việc đàn bà nên làm.
Gã cất búa vào lại cái hộp đồ nghề dính dầu mỡ kia lại xô mạnh cái đe nhỏ
cất đi:
-Đây là cuộc sống cô độc cho phụ nữ,
thưa bà, nó còn nhiều sợ hãi nữa vì những con thú bò ở dưới sàn xe ban đêm đó.
Gã leo lên toa xe qua môt thân cây sát đó, giữ thân mình vào cái mông
trắng của con lừa. Sắp đặt chổ ngồi xong nắm lại mấy sợi dây cương:
-Xin cám ơn lòng tốt của bà, thưa bà ,
tôi sẽ làm y như lời bà bảo; tôi sẽ đi trở lui gặp con đường Salinas.
-Hãy nhớ, nàng nói theo:
- Nếu ông đi lâu nhớ giữ cát cho ẩm
nhé.
-Cát hả , thưa bà ?...Cát? Ồ, chắc
chắn thôi. Bà bảo xung quanh mấy cây cúc chứ gì. Vâng tôi sẽ nhớ.
Giọng hắn như muốn phụ họa. Hai con vật ngoan ngoản tròng đầu vào hai cái
ách đắt tiền của chúng. Con chó lai trở lại đi giữa hai bánh xe sau. Toa xe
quay đầu lại từ từ bò ra đường cái, lui con đường nó vừa tới dọc theo con sông.
Elisa đứng trước hàng rào nhìn theo toa xe chậm chạp bò trên đường. Đôi
vai nàng cố rướn lên, đầu nàng hơi ngã lui sau, đôi mắt nàng nheo lại cố thu
hình ảnh đoàn lữ hành ra đi mờ dần. Môi nàng mấp máy.
-Tạm biệt, tạm biệt!
Bất giác nàng thì thầm một mình:
- Hướng đó mới tươi sáng, mới tràn trề
hi vọng.
Nàng giật mình với tiếng thì thầm
của mình, lắc đầu nhìn quanh xem ai có nghe nàng vừa nói một mình không? Họa
chăng là chỉ mấy con chó nhà nàng. Đang nằm trên nền đất, mấy con chó hơi ngẩng
đầu nhìn nàng xong, chúi mõm xuống tiếp tục ngủ. Elisa quay lại chạy vụt vào
nhà.
Vào bếp, nàng lui đằng sau rờ thử cái thùng chứa nước nóng. Nước nóng
bằng ánh nắng buổi trưa. Trong phòng tắm nàng lột phăng bộ áo quần đầy đất, vứt
vào một góc. Dùng mảnh xốp, nàng kỳ cọ thật kỹ đôi chân, đùi, thắt lưng, lên
ngực, hai cánh tay cho đến khi da nàng đỏ ửng. Giờ đây nàng đứng trước gương
đợi khô cùng ngắm thân thể mình. Eo nàng nhỏ nhưng phần ngực nở nang. Xong quay ngang, nàng ngắm phần vai và lưng.
Sau cùng, nàng bận vào bộ áo quần đi chơi phố. Cử chỉ nàng chậm rãi,
khoan thai. Trước tiên nàng dùng bộ đồ lót mới, đôi vớ dài xinh nhất cùng bộ đồ
ưu tiên phù hợp với sắc đẹp của nàng. Nàng cẩn thận trau dồi mái tóc, viền hai
lông mày và tô son đôi môi.
Gần xong trang điểm, nàng nghe chân bò rầm rập trở về chuồng, tiếng la
hét của Henry cùng người theo phụ đang lùa bầy bò lông đỏ về, tiếng cửa chuồng
đóng mạnh. Tất cả âm thanh đó cho nàng
biết rằng Henry đang về nhà.
Tiếng chân chồng nàng ngang trước hiên nhà và anh ta gọi:
- Elisa ơi, em đâu rồi?
-Em đang ở trong phòng, đang bận đồ
đây, chưa xong đâu. Có nước nóng cho anh tắm ở trong, nhanh lên kẻo trể mất!
Nghe tiếng chồng tắm bên kia, Elisa vội đặt bộ đồ xám trên giừơng cho
chồng, chiếc sơ mi, đôi vớ cùng cái ca -vát bên cạnh. Nàng không quên đặt đôi
giày đánh bóng sẵn cạnh giường. Xong, nàng ra hiên, nghiêm trang và ngay ngắn
ngồi đợi chồng.
Elisa nhìn về phía con đường men theo con sông, nơi rặng liễu vẫn một màu
vàng cháy do lá chết lạnh. Dưới làn sương đậm, trông như dãi nắng dưới ánh mặt
trời. Đó là sắc màu duy nhất trong buổi chiều xám ngắt. Nàng ngồi bất động,
thật lâu mới thấy mắt nằng nhấp nháy.
Henry mở mạnh cửa, vừa tới gần vừa thắt ca vát khi mặt xong chiếc áo vét.
Nét mặt Elisa thoáng nghiêm lại, dáng trầm tư. Henry lại gần chợt thốt lên khi
ngắm nàng:
- Sao vậy, Elisa. Hôm nay trông em đẹp
lắm!
-Đẹp? Anh nghĩ em đẹp hả? Anh nói
"đẹp" có ý gì đây?
Henry vụng về:
-Anh không biết nữa? Anh muốn nói hôm
nay em xem khác lắm, mạnh mẽ ,vui sướng hơn mọi khi.
-Em mạnh mẽ? Vâng, thì mạnh mẽ. Anh
nói mạnh mẽ với ý gì vậy?
Anh ta càng lúng túng hơn:
- Coi bộ em muốn thách đố anh rồi!
Giọng Henry nghe yếu xìu.
- Thôi cho anh đùa
chút nghe. Trông em thật mạnh, đủ bẻ chân con bò;
sướng vui như đang ăn một trái dưa hấu vậy đó.
Trong thoáng giây nàng mất vẻ cứng nhắc lúc đầu, nàng nói hết ý mình:
- Henry! Anh đừng nói thế. Anh không
hiểu được lời chính miệng anh nói ra đâu.
-Em mạnh mẽ...
kiêu hãnh nàng tiếp tục:
-Thế mà từ lâu em chẳng biết mình mạnh đến
thế.
Henry hướng về phía nhà che chiếc máy kéo. Khi ánh mắt trở lại bên nàng, anh trở về thực
tại:
-Đợi anh lấy chiếc xe kéo, em
choàng áo vào, anh đi nổ máy nhé.
Elisa bước vào nhà. Nàng nghe tiếng chồng lái chiếc máy kéo ra hướng cổng
đợi nàng. Lận bận với chiếc mũ khá lâu, nàng làm chồng phải tắt máy cũng vừa lúc nàng vừa choàng được
chiếc áo, vội bước ra.
Chiếc xe kéo loại nhỏ chạy rập rình, lắc lư, trên con đường đất men theo
con sông. Mấy đám chim bay toáng lên, mấy chú thỏ sợ hãi chạy biến vào mấy bụi
dại bên đường. Hai con sếu nặng nề vổ cánh khỏi rặng liễu, buông mình xuống lại
lòng sông.
Xuất hiện xa xa trên con đường,
nàng chợt thấy một đốm nhỏ?
Khi sắp vượt qua “cái đốm” mà nàng phát giác trước đây, nàng cố “lảng đi” nhưng đôi mắt nàng
chẳng còn “tuân theo”. Buồn bả nàng thì thầm một mình:
- Hắn đã vứt nó mất rồi. Chẳng hề chi,
chẳng quan trọng. Nhưng ít ra hắn ta còn giữ lại cái chậu.
Nàng tự giải thích:
-Hắn còn biết giữ lại cái chậu, đó là tại sao hắn không vứt nó xuống đường.
Chiếc xe kéo chợt vòng lại bắt nàng phải thấy toa xe của hắn xuất hiện
lần nữa phía trước. Khi xe vượt qua, nàng cố xoay hết người qua chồng để khỏi
nhìn lại cái đám người và vật hổ lốn kia.Trong thoáng giây mọi thứ đều qua.
Nàng chẳng cần nhìn lại làm gì. Chợt Elias nói lớn, cố át tiếng máy xe:
- Hay! hay lắm! bữa tối hôm nay chắc
hẳn phải là tuyệt vời.
-Rồi, em lại sao đây nữa rồi?
Henry làu bàu.
Anh rời một tay lái, vổ nhẹ đầu gối nàng:
-Kiểu này anh phải năng dẫn em đi ăn
tối mới được. Sự thay đổi này sẽ tốt cho hai đứa mình. Ở nhà chúng mình nặng
nhọc quá mà.
-Henry?
-Chúng mình có thể uống rượu tối nay
chứ?
-Chắc chắn thôi, không hề gì đâu.
Nàng Im lặng một lát, nàng tiếp:
-Henry nè, tại võ đài người ta đánh nhau
tàn bạo lắm không anh?
-Đôi khi cũng có, nhưng không phải lúc
nào cũng vậy. Sao em hỏi vậy nhỉ?
-Vậy à, em đọc mới hiểu rằng vì sao họ
bị vỡ mũi, máu chảy ròng ròng xuống ngực. Em còn hiểu được vì sao mấy chiếc bao
tay ở võ đài nặng hơn vì ướt sũng máu.
Anh chồng nhìn quanh người nàng:
-Chuyện gì thế, Elisa? Anh không hay
em đã đọc thứ đó.
Mang xe tới chỗ đậu xong, hai người đi về hứơng phải, lên cầu Salinas.
-Đàn bà có hay đi xem võ đài không vậy
anh?
-Ồ, có chứ, có một số đi xem. Mà
chuyện gì vậy hả em, Elisa? Em muốn đi xem hả? Anh không nghĩ là em thích đâu,
nhưng em muốn thì anh đưa đi?
Vào chỗ ngồi, nàng cố gắng làm dịu câu chuyện một cách yếu ớt:
- Ồ không, không, em
chẳng muốn đi đâu. Chắc chắn là em không muốn.
Nàng như muốn tránh cái nhìn của chồng.
-Có rượu như thế là đủ lắm rồi. Nhiều
lắm rồi anh ạ.
Elisa chợt kéo cổ áo khoác lên cao để chồng khỏi thấy nàng đang khóc;
tiếng khóc yếu đuối như một bà già.
John Steinbeck 1938
HẾT
source:
(1977).GREAT AMERICAN SHORT STORIES. Reader Digest Association.
bản
dịch của Đinh Hoa Lư
edit 11/12/2017
edit 11/12/2017